Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
160955

PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI

Ngày 03/04/2024 09:42:40

PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI

Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo).

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm 2023 đến nay đã xảy ra 03 ổ dịch bệnh Dại tại huyện Thạch Thành (xã Thạch Tượng), huyện Như Xuân (xã Bãi Trành, xã Xuân Bình) làm 02 người tử vong


do tiếp súc với chó mắc bệnh Dại, hàng năm trên địa bàn tỉnh có khoảng 10.000
người phải điều trị dự phòng bệnh Dại do bị chó, mèo cắn; trong 10 năm qua
trên địa bàn tỉnh, bệnh Dại đã làm 30 người tử vong và có 85.145 người phải
tiêm phòng và điều trị dự phòng do bị chó, mèo cắn, ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe của người dân và kinh tế.

Cho đến nay bệnh Dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh Dại gần như tử vong 100%. Bệnh Dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh Dại.

Để chủ động phòng chống bệnh Dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Một là:Đăng ký đầy đủ số lượng chó mèo nuôi với chính quyền để được tiêm phòng định kỳ hằng năm hoặc chủ động đem chó mèo đi tiêm phòng vắc dại tại các cơ sở thú y uy tín được phép hành nghề thú y.

Hai là:Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.

Ba là:Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

Bốn là:Khi bị chó, mèo cắn, cào cần:

– Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

– Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

– Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

– Đến ngay Trung tâm Y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.

– Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại.

- Đối với chó nuôi có đăng k‎ý đã được tiêm phòng dại hàng năm, cần theo dõi con vật trong vòng 14 ngày.

- Đối với chó, mèo không tiêm phòng dại, khi nghi mắc bệnh dại mà đã cắn, cào người thì phải nhốt theo dõi trong 90 ngày; trong trường hợp chưa cắn, cào người thì phải tiêu hủy.

Một số vi phạm trong quy định phòng chống bệnh dại và tiêm phòng nếu người dân không chấp hành sẽ bị xử lý như sau:

- Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng. Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (theo Điều 7 của Nghị định 04/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 90/2017/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y).

Theo quy định của pháp luật, trường hợp người nuôi chó không tuân thủ quy định dẫn đến chó cắn chết người thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, chịu trách nhiệm bồi thường dân sự thì còncó thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vô ý làm chết người" theo Khoản1, Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 với mức hình phạt có thể đến 05 năm tù.

Một điều nữa là vắc-xin phòng chống bệnh Dại – cũng giống như các loại vắc -xin khác không độc hại. Vì vậy, mọi người dân hãy nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại để bảo vệ sức khoẻ gia đình và cộng đồng.

PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI

Đăng lúc: 03/04/2024 09:42:40 (GMT+7)

PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI

Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo).

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm 2023 đến nay đã xảy ra 03 ổ dịch bệnh Dại tại huyện Thạch Thành (xã Thạch Tượng), huyện Như Xuân (xã Bãi Trành, xã Xuân Bình) làm 02 người tử vong


do tiếp súc với chó mắc bệnh Dại, hàng năm trên địa bàn tỉnh có khoảng 10.000
người phải điều trị dự phòng bệnh Dại do bị chó, mèo cắn; trong 10 năm qua
trên địa bàn tỉnh, bệnh Dại đã làm 30 người tử vong và có 85.145 người phải
tiêm phòng và điều trị dự phòng do bị chó, mèo cắn, ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe của người dân và kinh tế.

Cho đến nay bệnh Dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh Dại gần như tử vong 100%. Bệnh Dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh Dại.

Để chủ động phòng chống bệnh Dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Một là:Đăng ký đầy đủ số lượng chó mèo nuôi với chính quyền để được tiêm phòng định kỳ hằng năm hoặc chủ động đem chó mèo đi tiêm phòng vắc dại tại các cơ sở thú y uy tín được phép hành nghề thú y.

Hai là:Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.

Ba là:Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

Bốn là:Khi bị chó, mèo cắn, cào cần:

– Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

– Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

– Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

– Đến ngay Trung tâm Y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.

– Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại.

- Đối với chó nuôi có đăng k‎ý đã được tiêm phòng dại hàng năm, cần theo dõi con vật trong vòng 14 ngày.

- Đối với chó, mèo không tiêm phòng dại, khi nghi mắc bệnh dại mà đã cắn, cào người thì phải nhốt theo dõi trong 90 ngày; trong trường hợp chưa cắn, cào người thì phải tiêu hủy.

Một số vi phạm trong quy định phòng chống bệnh dại và tiêm phòng nếu người dân không chấp hành sẽ bị xử lý như sau:

- Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng. Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (theo Điều 7 của Nghị định 04/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 90/2017/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y).

Theo quy định của pháp luật, trường hợp người nuôi chó không tuân thủ quy định dẫn đến chó cắn chết người thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, chịu trách nhiệm bồi thường dân sự thì còncó thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vô ý làm chết người" theo Khoản1, Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 với mức hình phạt có thể đến 05 năm tù.

Một điều nữa là vắc-xin phòng chống bệnh Dại – cũng giống như các loại vắc -xin khác không độc hại. Vì vậy, mọi người dân hãy nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại để bảo vệ sức khoẻ gia đình và cộng đồng.