BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ - LUMPY SKIN DISEASE (LSD)
Bệnh viêm da nổi cục hay còn được gọi là bệnh sần da là một căn bệnh đã có từ lâu trên thế giới tại Châu Phi, Trung Quốc. Tại Việt Nam bệnh viêm da nổi cục đã được phát hiện đầu tiên tại các tỉnh phía Bắc như: Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng. Bệnh nhanh chóng lây lan sang các tỉnh lân cận và hiện đang lây nhiễm nhanh vào Thanh Hóa.
I. Thông tin cơ bản về bệnh LSD
- Bệnh phát triển theo mùa, có thời tiết ấm, độ ẩm cao
- Tốc độ lây lan nhanh
- Lâu hồi phục bệnh
- Không có thuốc đặc trị
- Bệnh lây nhiễm do ruồi, mòng, ve, muỗi hút máu
- Lây nhiễm từ mẹ sang con
- Ghép bệnh kế phát: LMLM, E.coli, KST Đường Máu, THT
- Gây chết trên trâu bò
- Do virus Poxviridae
- Virus tồn tại trong môi trường tối đa 3-5 tháng
- Không lây nhiễm bệnh cho người
II. Triệu chứng trâu bò mắc bệnh LSD
- Sốt cao: 41 độ C hoặc cao hơn 41 độ C
- Viêm da nổi sần, tròn nhỏ, rồi to dần, gây vết loét bong tróc, chảy máu, mủ
- Nổi hạch dưới da: hạch nông, dưới đùi, dưới da
- Viêm lưỡi, loét miệng, chảy nước, loét vú, loét da
- Chảy nước mắt do viêm da kết mạc
- Viêm mũi, chảy nước mũi
- Ăn kém, bỏ ăn
- Biểu hiện giống bệnh lở mồm long móng
III. Thiệt hại gây ra hậu quả như thế nào khi trâu bò bị mắc bệnh LSD
- Suy giảm sức khỏe vật nuôi
- Gây chết vật nuôi, loại thải vật nuôi gây giảm số lượng đàn
- Sảy thai
- Giảm năng suất sữa
- Chậm lớn, còi cọc
- Chậm sinh sản hoặc vô sinh vĩnh viễn
- Tốn chi phí thuốc thú y, thiệt hại kinh tế do loại thải
IV. Chữa bệnh cho trâu bò khi bị bệnh LSD
- Cách ly tốt giữa bò bệnh với tổng đàn
- Tiêm kháng sinh + kháng viêm + thuốc bổ cho trâu bò
- Truyền nước, đường nếu cần thiết để trợ sức
- Dùng thuốc dạng chai xịt vết thương lên các vết thương lở loét
- Tiêm thuốc phòng ký sinh trùng đường máu
- Tiêm vitamin K khi bị chảy máu vết loét
- Bổ sung vitamin C dạng tiêm hoặc dạng bột trộn vào thức ăn/nước uống
- Tiêm thuốc bổ da có thành phần ADE
- Phun thuốc diệt ruồi, côn trùng
- Tiêm thuốc an thai cho trâu bò đang mang thai
- Mặc quần áo bảo hộ, rửa tay sau khi chăm sóc vật nuôi bị bệnh
- Phun sát trùng chuồng trại, xe vận chuyển thường xuyên
- Cách ly tốt chuồng trại với các nguồn lây bệnh có thể sảy ra
- Áp dụng biện pháp điều trị giống như bệnh LMLM
V. Phòng bệnh cho trâu bò tránh lây nhiễm bệnh LSD
- Tiêm vaccine Lumpyvac phòng bệnh cho đàn trâu bò
- Tiêm phòng vaccine LMLM, THT định kỳ
- Tiêu độc, sát trùng chuồng trại thường xuyên và thay đổi thuốc sát trùng
- Phun thuốc diệt ruồi, côn trùng
- Giăng lưới, mùn ngăn ruồi, mồng hút máu gây lây nhiễm nếu cần thiết
- Nuôi cách ly cho đàn trâu bò mới sau 40 ngày mới nhập vào tổng đàn
- Rửa tay, mặc đồ bảo hộ khi chăm sóc bò bệnh
- Chọn nguồn giống từ vùng không có bệnh
- Chăm sóc đàn bò tốt, tăng sức đề kháng cho vật nuôi
- Cách ly tốt chuồng trại với các nguồn lây bệnh có thể sảy ra.