Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
160955

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với một số vi phạm

Ngày 09/07/2024 16:00:11

Tìm hiểu một số quy định Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với một số vi phạm quy định về Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế”)

Câu 1: Thế nào là thuốc lá? Sử dụng thuốc lá được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 1, 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định:

- Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.

- Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá.

Câu 2: Nguyên liệu thuốc lá là gì?

Trả lời:

Theo Khoản 3 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Nguyên liệu thuốc lá là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá.

Câu 3: Thuốc lá có tác hại như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 4 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì thuốc lá có tác hại là ảnh hưởng có hại của việc sản xuất, sử dụng thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 4: Thế nào là cảnh báo sức khỏe?

Trả lời:

Theo Khoản 5 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Cảnh báo sức khoẻ là thông tin bằng chữ và hình ảnh mô tả hoặc giải thích về ảnh hưởng có hại tới sức khỏe con người do việc sử dụng thuốc lá.

Câu 5: Thế nào là kinh doanh thuốc lá?

Trả lời:

Theo Khoản 6 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Kinh doanh thuốc lá là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ sản xuất, nhập khẩu đến tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Câu 6: Pháp luật quy định như thế nào về nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Trả lời: Theo Điều 3 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc là quy định nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá gồm:

- Tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá.

- Chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra.

- Thực hiện việc phối hợp liên ngành, huy động xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.

- Bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá.

Câu 7: Nhà nước có chính sách như thế nào trong phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Trả lời: Theo Điều 4 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá gồm:

- Xã hội hóa các nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.

- Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.

- Quy hoạch kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu về tác hại của thuốc lá, các phương pháp cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu và sản xuất thuốc cai nghiện thuốc lá; hợp tác, tài trợ cho phòng, chống tác hại của thuốc lá; người sử dụng thuốc lá tự nguyện cai nghiện thuốc lá.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trồng cây thuốc lá, sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá chuyển đổi ngành, nghề.

6. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Câu 8: Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 7 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì công dân có những quyền và nghĩa vụ sau:

- Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá.

- Yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

- Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá.

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

- Phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

Câu 9: Pháp luật quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá gồm:

- Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.

- Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.

- Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá tài trợ nhân đạo cho chương trình xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; phòng, chống buôn lậu thuốc lá.

- Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.

- Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.

- Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.

- Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.

- Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.

- Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

Câu 10: Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá có yêu cầu như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá gồm các yêu cầu sau:

- Cung cấp thông tin một cách công khai, khoa học, chính xác, khách quan về thuốc lá và tác hại của thuốc lá;

- Đa dạng hóa nội dung, hình thức và kênh thông tin phù hợp với đối tượng được thông tin, giáo dục, truyền thông.

Câu 11: Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá gồm những nội dung gì?

Trả lời:

Theo Khoản 2 Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá gồm:

- Chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá;

- Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ của người sử dụng, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khác chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá, môi trường sống và kinh tế - xã hội;

- Tác hại của việc sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá giả và mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá nhập lậu đối với sức khỏe người sử dụng và kinh tế - xã hội;

- Các biện pháp cai nghiện thuốc lá, lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và môi trường sống không có khói thuốc lá;

- Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Câu 12: Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm như thế nào trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Trả lời:

Theo Khoản 3 Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như sau:

- Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức, cung cấp thông tin khoa học về tác hại của thuốc lá; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;

- Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;

- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức đưa thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá và các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc lá vào trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và đời sống gia đình; quy định việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình;

- Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng nội dung về phòng, chống tác hại của thuốc lá và lồng ghép vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học;

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại địa phương;

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, vận động các thành viên trong tổ chức mình và toàn xã hội không sử dụng thuốc lá, tích cực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá;

- Cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Câu 13: Pháp luật quy định những địa điểm nào cấm hút thuốc lá hoàn toàn?

Trả lời:

Theo Điều 11 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì những địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn như sau:

- Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên gồm:

+ Cơ sở y tế;

+ Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở Trường cao đẳng, đại học, học viện;

+ Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;

+ Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.

- Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:

+ Nơi làm việc;

+ Trường cao đẳng, đại học, học viện;

+ Địa điểm công cộng, trừ địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên gồm: Cơ sở y tế; Cơ sở giáo dục; Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao và địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá gồm: Khu vực cách ly của sân bay; Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

- Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.

Câu 14: Những địa điểm nào cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá? Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm những điều kiện gì?

Trả lời:

* Theo Khoản 1 Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá gồm:

- Khu vực cách ly của sân bay;

- Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;

- Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

* Theo Khoản 2 Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau:

- Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;

- Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;

- Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Câu 15: Pháp luật quy định người hút thuốc lá có nghĩa vụ gì?

Trả lời:

Theo Điều 13 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định người hút thuốc lá có nghĩa vụ sau:

- Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

- Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.

- Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.

Câu 16: Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có quyền và trách nhiệm gì?

Trả lời:

- Theo khoản 1 Điều 14 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có các quyền sau:

+ Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

+ Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình;

+ Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.

- Theo khoản 2 Điều 14 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có trách nhiệm sau:

+ Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.

+ Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước.

+ Gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

+ Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.

Câu 17: Pháp luật quy định như thế nào về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 15 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá được quy định như sau:

- Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.

- Việc ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được thực hiện bằng tiếng Việt, theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá và bảo đảm các yêu cầu sau:

+ In cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu;

+ Dán tem hoặc in mã số, mã vạch; ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng;

+ Ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;

+ Không được sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người.

- Nội dung cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá phải mô tả cụ thể tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe và thông điệp thích hợp khác, phải được thay đổi theo định kỳ 02 năm một lần.

- Cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá.

- Việc ghi nhãn trên bao bì thuốc lá xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Câu 18: Pháp luật quy định như thế nào về hoạt động tài trợ trong phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 16 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá chỉ được tài trợ nhân đạo cho chương trình xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; phòng, chống buôn lậu thuốc lá và không được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tài trợ đó.

Câu 19: Việc cai nghiện thuốc lá được Nhà nước quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 17 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì việc cai nghiện thuốc lá được quy định như sau:

- Việc cai nghiện thuốc lá được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tổ chức các hoạt động hoặc thành lập các loại hình cơ sở để tư vấn, cai nghiện thuốc lá.

- Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc cai nghiện thuốc lá và cơ sở tư vấn, cai nghiện thuốc lá được hưởng mức thuế ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế.

- Chính phủ quy định điều kiện thành lập và tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá theo quy định.

Câu 20: Pháp luật quy định về quản lý kinh doanh thuốc lá như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 19 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định:

- Kinh doanh thuốc lá là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân mua bán, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá; sản xuất, mua bán, nhập khẩu thuốc lá phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá bán tối thiểu đối với thuốc lá điếu tiêu thụ tại Việt Nam.

- Chính phủ quy định cụ thể việc cấp giấy phép mua bán, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá; sản xuất, mua bán, nhập khẩu thuốc lá.

Câu 21: Pháp luật quy định như thế nào đối với việc quy hoạch kinh doanh thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 20 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định:

- Quy hoạch kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá và có giải pháp để từng bước chuyển đổi ngành, nghề cho người trồng cây thuốc lá, công nhân sản xuất thuốc lá.

- Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch kinh doanh thuốc lá của cả nước, bao gồm quy hoạch vùng nguyên liệu thuốc lá, quy hoạch sản xuất thuốc lá, quy hoạch mạng lưới mua bán thuốc lá.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu thuốc lá, quy hoạch mạng lưới mua bán thuốc lá của địa phương phù hợp với quy hoạch kinh doanh thuốc lá quy định tại nêu trên.

Câu 22: Nhà nước kiểm soát đầu tư sản xuất thuốc lá như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 21 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định việc kiểm soát đầu tư sản xuất thuốc lá như sau:

- Việc đầu tư trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu và sản xuất thuốc lá phải phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Việc đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất của cơ sở sản xuất thuốc lá để tiêu thụ trong nước không được vượt quá tổng sản lượng được phép sản xuất của toàn ngành thuốc lá trước ngày Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực.

- Dự án có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau:

+ Liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất thuốc lá;

+ Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp;

+ Đáp ứng các điều kiện sản xuất thuốc lá theo quy định của Chính phủ.

- Hợp đồng nhượng quyền sở hữu công nghiệp sản xuất thuốc lá chỉ được thực hiện tại doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất thuốc lá sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bằng văn bản.

- Hợp đồng sản xuất thuốc lá xuất khẩu, gia công thuốc lá xuất khẩu không tính vào sản lượng thuốc lá được phép sản xuất tiêu thụ trong nước và chỉ được thực hiện tại doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất thuốc lá sau khi được Bộ trưởng Bộ Công thương đồng ý bằng văn bản.

- Việc đầu tư sản xuất, gia công thuốc lá để xuất khẩu vượt quá sản lượng được phép sản xuất của cơ sở phải được Bộ trưởng Bộ Công thương đồng ý bằng văn bản.

Câu 23: Nhà nước đã có những biện pháp nào để kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 22 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước bao gồm các biện pháp sau:

- Quản lý sản lượng thuốc lá được phép sản xuất và nhập khẩu;

- Dán tem hoặc in mã số, mã vạch trên bao bì thuốc lá;

- Quản lý năng lực máy, thiết bị chuyên ngành thuốc lá;

- Quản lý nguyên liệu thuốc lá và giấy cuốn điếu thuốc lá;

- Quản lý nguồn gốc, sự di chuyển và tính hợp pháp của thuốc lá.

Câu 24: Nhà nước quy định như thế nào về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 23 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá như sau:

- Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá và tiêu chuẩn cơ sở về thuốc lá mà nhà sản xuất đã công bố.

- Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:

+ Công bố tiêu chuẩn cơ sở về thuốc lá;

+ Bảo đảm thuốc lá do cơ sở sản xuất, nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá và tiêu chuẩn cơ sở về thuốc lá mà nhà sản xuất đã công bố;

+ Thường xuyên kiểm tra và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của thuốc lá do cơ sở sản xuất, nhập khẩu với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở đã công bố.

- Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá điếu.

Câu 25: Nhà nước quy định việc bán thuốc lá phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Trả lời:

Theo Điều 25 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì việc bán thuốc lá phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Doanh nghiệp, đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải có giấy phép bán thuốc lá theo quy định của Chính phủ;

- Người chịu trách nhiệm tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá không được trưng bày quá một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được tổ chức, cho phép hoặc bán thuốc lá tại Cơ sở y tế; Cơ sở giáo dục; Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao; Nơi làm việc; Trường cao đẳng, đại học, học viện; Địa điểm công cộng; Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn gồm: ô tô, tàu bay, tàu điện; Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; không được bán thuốc lá phía ngoài cổng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường, thị trấn trong phạm vi 100 mét (m) tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.

Câu 26: Nhà nước đã có những biện pháp gì để phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả?

Trả lời:

Theo Điều 26 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định các biện pháp phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả gồm:

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức để người dân không tham gia uôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

- Tổ chức và bảo đảm đủ nhân lực, kinh phí, phương tiện cho lực lượng phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

- Định kỳ, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

- Tịch thu, tiêu hủy thuốc lá giả; tịch thu, tiêu hủy các loại máy, thiết bị dùng để sản xuất thuốc lá giả. Việc tiêu hủy phải sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn đối với môi trường. Kinh phí tiêu hủy do cá nhân, tổ chức vi phạm chịu trách nhiệm chi trả. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm thì kinh phí tiêu hủy do ngân sách nhà nước chi trả.

- Khuyến khích về vật chất và tinh thần cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện và tố giác, tố cáo các hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

- Phối hợp ở cấp tỉnh, cấp quốc gia với các nước có chung đường biên giới và các nước có liên quan trong phòng, chống kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

Câu 27: Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm như thế nào đối với việc phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả?

Trả lời:

Theo Khoản 2, 3 Điều 27 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định:

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương tổ chức, chỉ đạo, bố trí lực lượng và phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan liên quan thực hiện công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

Câu 28: Pháp luật quy định như thế nào về Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá? Quỹ này do cơ quan nào quản lý?

Trả lời:

- Theo khoản 1, Điều 28 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (gọi tắt là Quỹ) là quỹ quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính. Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng.

- Theo khoản 2, Điều 28 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá được quản lý bởi Hội đồng quản lý liên ngành. Hội đồng quản lý liên ngành gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch là lãnh đạo Bộ Tài chính, các ủy viên là đại diện lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông và đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.

Câu 29: Mục đích hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá là gì? Nhà nước quy định Quỹ có những nhiệm vụ nào?

Trả lời:

* Theo khoản 1, Điều 29 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì Quỹ hoạt động phòng, chống tác hại cua thuốc lá hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng huy động, cung cấp và điều phối nguồn lực tài chính của Quỹ cho các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá trên phạm vi toàn quốc.

* Theo khoản 2, Điều 29 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định Quỹ có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động sau đây:

- Truyền thông về tác hại của thuốc lá và phòng, chống tác hại của thuốc lá phù hợp với từng nhóm đối tượng;

- Xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cộng đồng, cơ quan, tổ chức không có khói thuốc lá; phát triển và nhân rộng các mô hình có hiệu quả;

- Tổ chức các chiến dịch, sáng kiến về phòng, chống tác hại của thuốc lá dựa vào cộng đồng; tư vấn việc tổ chức nơi dành riêng cho người hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng;

- Tổ chức cai nghiện thuốc lá;

- Xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cai nghiện thuốc lá dựa vào cộng đồng và phát triển, nhân rộng các mô hình có hiệu quả;

- Nghiên cứu đưa ra những bằng chứng phục vụ cho công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;

- Xây dựng, hỗ trợ hoạt động, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên làm công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;

- Xây dựng nội dung và tổ chức đưa giáo dục về tác hại và phòng, chống tác hại của thuốc lá vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học;

- Thực hiện các giải pháp chuyển đổi ngành, nghề cho người trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, sản xuất thuốc lá.

Câu 30: Những đối tượng nào thì bị xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 31 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tác hại của thuốc lá được thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

Câu 31: Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của các cơ quan trong việc xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 32 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá cụ thể như sau:

1. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; nếu dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

3. Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

4. Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

5. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc khu vực biên giới và lĩnh vực được phân công phụ trách.

6. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

7. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để tổ chức, chỉ đạo, bố trí lực lượng và phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm, kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chủ trì, tổ chức việc xử phạt đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm công cộng có quy định cấm thuộc địa bàn quản lý.

8. Cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định nêu trên, nếu phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển cơ quan tiến hành tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Câu 32: Nhà nước quy định như thế nào về mức phạt tiền đối với các vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 25 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế” thì mức phạt tiền đối với các vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá được quy định như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lᔠtại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật;

- Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:

- Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;

- Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá;

- Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát;

- Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Câu 33: Nhà nước quy định như thế nào về mức xử phạt đối với các vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 26 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế” thì mức phạt tiền đối với các vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá được quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá;

- Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi;

- Bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đồng thời, đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi: Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá; Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; Bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi và loại bỏ yếu tố vi phạm đối với thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đối với hành vi bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật.. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy.

Câu 34: Pháp luật quy định như thế nào đối với các hành vi vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 27 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế” thì mức xử phạt đối với các vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá được quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- In cảnh báo sức khỏe không đúng mẫu, vị trí, diện tích và màu sắc theo quy định của pháp luật;

- Không thay đổi định kỳ 2 năm một lần cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật;

- Không ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;

- Sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khỏe con người.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật đối với thuốc lá sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam;

- Ký hợp đồng, sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đồng thời, đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi: Không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật đối với thuốc lá sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam; Ký hợp đồng, sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc thu hồi sản phẩm và khắc phục, loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định: In cảnh báo sức khỏe không đúng mẫu, vị trí, diện tích và màu sắc theo quy định của pháp luật; Không thay đổi định kỳ 2 năm một lần cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật; Không ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác; Sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khỏe con người; không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật đối với thuốc lá sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam;

- Trường hợp không khắc phục được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định về ký hợp đồng, sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

Câu 35: Pháp luật quy định như thế nào đối với các hành vi vi phạm quy định về cai nghiện thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 28 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế” thì mức phạt tiền đối với các vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá được quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Không có nơi dành riêng cho hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá trực tiếp theo quy định của pháp luật.

- Không có tài liệu truyền thông về cai nghiện thuốc lá, tư vấn cai nghiện thuốc lá.

- Không có điện thoại, internet hoặc phương tiện thông tin khác bảo đảm cho hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá gián tiếp.

- Không thông báo bằng văn bản đến Sở Y tế nơi cơ sở hoạt động trước khi thực hiện hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá.

Câu 36: Pháp luật quy định những hành vi vi phạm quy định khác về phòng, chống tác hại của thuốc lá bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 29 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế” những hành vi vi phạm quy định khác về phòng, chống tác hại của thuốc lá bị xử phạt như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi có hành vi sử dụng thuốc lá.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá;

- Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em;

- Cung cấp thông tin không có cơ sở khoa học, không chính xác về thuốc lá và tác hại của thuốc lá;

- Không đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, không đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ;

- Không hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong các tác phẩm sân khấu, điện ảnh theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Sử dụng tên, nhãn hiệu và biểu tượng của sản phẩm thuốc lá với sản phẩm, dịch vụ khác;

- Tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức;

- Để cho tổ chức, cá nhân tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng tại cơ sở thuộc quyền quản lý, điều hành;

- Chậm nộp khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật;

- Khai sai dẫn đến nộp thiếu khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật;

- Sử dụng kinh phí hỗ trợ của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá không đúng quy định của pháp luật;

- Doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, thông báo về việc tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Thực hiện hoạt động tài trợ dưới bất kỳ hình thức nào, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật;

- Trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc thu hồi sản phẩm để khắc phục, loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định: Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em; Cung cấp thông tin không có cơ sở khoa học, không chính xác về thuốc lá và tác hại của thuốc lá; Không hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong các tác phẩm sân khấu, điện ảnh theo quy định của pháp luật; Sử dụng tên, nhãn hiệu và biểu tượng của sản phẩm thuốc lá với sản phẩm, dịch vụ khác. Trường hợp không khắc phục được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy;

- Buộc hoàn trả số tiền lãi từ khoản chênh lệch do nộp chậm khoản đóng góp bắt buộc đối với hành vi: Chậm nộp khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật.

- Buộc hoàn trả số tiền do sử dụng sai quy định đối với hành vi: Sử dụng kinh phí hỗ trợ của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá không đúng quy định của pháp luật.

- Buộc hoàn trả số tiền phải nộp và số tiền lãi (nếu có) do kê khai sai, trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc đối với hành vi: Khai sai dẫn đến nộp thiếu khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật; Trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với một số vi phạm

Đăng lúc: 09/07/2024 16:00:11 (GMT+7)

Tìm hiểu một số quy định Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với một số vi phạm quy định về Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế”)

Câu 1: Thế nào là thuốc lá? Sử dụng thuốc lá được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 1, 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định:

- Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.

- Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá.

Câu 2: Nguyên liệu thuốc lá là gì?

Trả lời:

Theo Khoản 3 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Nguyên liệu thuốc lá là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá.

Câu 3: Thuốc lá có tác hại như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 4 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì thuốc lá có tác hại là ảnh hưởng có hại của việc sản xuất, sử dụng thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 4: Thế nào là cảnh báo sức khỏe?

Trả lời:

Theo Khoản 5 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Cảnh báo sức khoẻ là thông tin bằng chữ và hình ảnh mô tả hoặc giải thích về ảnh hưởng có hại tới sức khỏe con người do việc sử dụng thuốc lá.

Câu 5: Thế nào là kinh doanh thuốc lá?

Trả lời:

Theo Khoản 6 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Kinh doanh thuốc lá là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ sản xuất, nhập khẩu đến tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Câu 6: Pháp luật quy định như thế nào về nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Trả lời: Theo Điều 3 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc là quy định nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá gồm:

- Tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá.

- Chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra.

- Thực hiện việc phối hợp liên ngành, huy động xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.

- Bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá.

Câu 7: Nhà nước có chính sách như thế nào trong phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Trả lời: Theo Điều 4 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá gồm:

- Xã hội hóa các nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.

- Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.

- Quy hoạch kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu về tác hại của thuốc lá, các phương pháp cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu và sản xuất thuốc cai nghiện thuốc lá; hợp tác, tài trợ cho phòng, chống tác hại của thuốc lá; người sử dụng thuốc lá tự nguyện cai nghiện thuốc lá.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trồng cây thuốc lá, sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá chuyển đổi ngành, nghề.

6. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Câu 8: Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 7 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì công dân có những quyền và nghĩa vụ sau:

- Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá.

- Yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

- Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá.

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

- Phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

Câu 9: Pháp luật quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá gồm:

- Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.

- Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.

- Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá tài trợ nhân đạo cho chương trình xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; phòng, chống buôn lậu thuốc lá.

- Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.

- Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.

- Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.

- Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.

- Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.

- Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

Câu 10: Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá có yêu cầu như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá gồm các yêu cầu sau:

- Cung cấp thông tin một cách công khai, khoa học, chính xác, khách quan về thuốc lá và tác hại của thuốc lá;

- Đa dạng hóa nội dung, hình thức và kênh thông tin phù hợp với đối tượng được thông tin, giáo dục, truyền thông.

Câu 11: Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá gồm những nội dung gì?

Trả lời:

Theo Khoản 2 Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá gồm:

- Chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá;

- Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ của người sử dụng, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khác chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá, môi trường sống và kinh tế - xã hội;

- Tác hại của việc sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá giả và mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá nhập lậu đối với sức khỏe người sử dụng và kinh tế - xã hội;

- Các biện pháp cai nghiện thuốc lá, lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và môi trường sống không có khói thuốc lá;

- Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Câu 12: Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm như thế nào trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Trả lời:

Theo Khoản 3 Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như sau:

- Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức, cung cấp thông tin khoa học về tác hại của thuốc lá; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;

- Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;

- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức đưa thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá và các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc lá vào trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và đời sống gia đình; quy định việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình;

- Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng nội dung về phòng, chống tác hại của thuốc lá và lồng ghép vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học;

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại địa phương;

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, vận động các thành viên trong tổ chức mình và toàn xã hội không sử dụng thuốc lá, tích cực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá;

- Cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Câu 13: Pháp luật quy định những địa điểm nào cấm hút thuốc lá hoàn toàn?

Trả lời:

Theo Điều 11 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì những địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn như sau:

- Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên gồm:

+ Cơ sở y tế;

+ Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở Trường cao đẳng, đại học, học viện;

+ Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;

+ Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.

- Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:

+ Nơi làm việc;

+ Trường cao đẳng, đại học, học viện;

+ Địa điểm công cộng, trừ địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên gồm: Cơ sở y tế; Cơ sở giáo dục; Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao và địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá gồm: Khu vực cách ly của sân bay; Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

- Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.

Câu 14: Những địa điểm nào cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá? Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm những điều kiện gì?

Trả lời:

* Theo Khoản 1 Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá gồm:

- Khu vực cách ly của sân bay;

- Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;

- Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

* Theo Khoản 2 Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau:

- Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;

- Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;

- Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Câu 15: Pháp luật quy định người hút thuốc lá có nghĩa vụ gì?

Trả lời:

Theo Điều 13 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định người hút thuốc lá có nghĩa vụ sau:

- Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

- Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.

- Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.

Câu 16: Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có quyền và trách nhiệm gì?

Trả lời:

- Theo khoản 1 Điều 14 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có các quyền sau:

+ Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

+ Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình;

+ Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.

- Theo khoản 2 Điều 14 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có trách nhiệm sau:

+ Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.

+ Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước.

+ Gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

+ Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.

Câu 17: Pháp luật quy định như thế nào về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 15 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá được quy định như sau:

- Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.

- Việc ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được thực hiện bằng tiếng Việt, theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá và bảo đảm các yêu cầu sau:

+ In cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu;

+ Dán tem hoặc in mã số, mã vạch; ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng;

+ Ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;

+ Không được sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người.

- Nội dung cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá phải mô tả cụ thể tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe và thông điệp thích hợp khác, phải được thay đổi theo định kỳ 02 năm một lần.

- Cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá.

- Việc ghi nhãn trên bao bì thuốc lá xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Câu 18: Pháp luật quy định như thế nào về hoạt động tài trợ trong phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 16 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá chỉ được tài trợ nhân đạo cho chương trình xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; phòng, chống buôn lậu thuốc lá và không được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tài trợ đó.

Câu 19: Việc cai nghiện thuốc lá được Nhà nước quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 17 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì việc cai nghiện thuốc lá được quy định như sau:

- Việc cai nghiện thuốc lá được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tổ chức các hoạt động hoặc thành lập các loại hình cơ sở để tư vấn, cai nghiện thuốc lá.

- Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc cai nghiện thuốc lá và cơ sở tư vấn, cai nghiện thuốc lá được hưởng mức thuế ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế.

- Chính phủ quy định điều kiện thành lập và tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá theo quy định.

Câu 20: Pháp luật quy định về quản lý kinh doanh thuốc lá như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 19 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định:

- Kinh doanh thuốc lá là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân mua bán, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá; sản xuất, mua bán, nhập khẩu thuốc lá phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá bán tối thiểu đối với thuốc lá điếu tiêu thụ tại Việt Nam.

- Chính phủ quy định cụ thể việc cấp giấy phép mua bán, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá; sản xuất, mua bán, nhập khẩu thuốc lá.

Câu 21: Pháp luật quy định như thế nào đối với việc quy hoạch kinh doanh thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 20 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định:

- Quy hoạch kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá và có giải pháp để từng bước chuyển đổi ngành, nghề cho người trồng cây thuốc lá, công nhân sản xuất thuốc lá.

- Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch kinh doanh thuốc lá của cả nước, bao gồm quy hoạch vùng nguyên liệu thuốc lá, quy hoạch sản xuất thuốc lá, quy hoạch mạng lưới mua bán thuốc lá.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu thuốc lá, quy hoạch mạng lưới mua bán thuốc lá của địa phương phù hợp với quy hoạch kinh doanh thuốc lá quy định tại nêu trên.

Câu 22: Nhà nước kiểm soát đầu tư sản xuất thuốc lá như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 21 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định việc kiểm soát đầu tư sản xuất thuốc lá như sau:

- Việc đầu tư trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu và sản xuất thuốc lá phải phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Việc đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất của cơ sở sản xuất thuốc lá để tiêu thụ trong nước không được vượt quá tổng sản lượng được phép sản xuất của toàn ngành thuốc lá trước ngày Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực.

- Dự án có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau:

+ Liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất thuốc lá;

+ Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp;

+ Đáp ứng các điều kiện sản xuất thuốc lá theo quy định của Chính phủ.

- Hợp đồng nhượng quyền sở hữu công nghiệp sản xuất thuốc lá chỉ được thực hiện tại doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất thuốc lá sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bằng văn bản.

- Hợp đồng sản xuất thuốc lá xuất khẩu, gia công thuốc lá xuất khẩu không tính vào sản lượng thuốc lá được phép sản xuất tiêu thụ trong nước và chỉ được thực hiện tại doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất thuốc lá sau khi được Bộ trưởng Bộ Công thương đồng ý bằng văn bản.

- Việc đầu tư sản xuất, gia công thuốc lá để xuất khẩu vượt quá sản lượng được phép sản xuất của cơ sở phải được Bộ trưởng Bộ Công thương đồng ý bằng văn bản.

Câu 23: Nhà nước đã có những biện pháp nào để kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 22 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước bao gồm các biện pháp sau:

- Quản lý sản lượng thuốc lá được phép sản xuất và nhập khẩu;

- Dán tem hoặc in mã số, mã vạch trên bao bì thuốc lá;

- Quản lý năng lực máy, thiết bị chuyên ngành thuốc lá;

- Quản lý nguyên liệu thuốc lá và giấy cuốn điếu thuốc lá;

- Quản lý nguồn gốc, sự di chuyển và tính hợp pháp của thuốc lá.

Câu 24: Nhà nước quy định như thế nào về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 23 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá như sau:

- Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá và tiêu chuẩn cơ sở về thuốc lá mà nhà sản xuất đã công bố.

- Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:

+ Công bố tiêu chuẩn cơ sở về thuốc lá;

+ Bảo đảm thuốc lá do cơ sở sản xuất, nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá và tiêu chuẩn cơ sở về thuốc lá mà nhà sản xuất đã công bố;

+ Thường xuyên kiểm tra và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của thuốc lá do cơ sở sản xuất, nhập khẩu với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở đã công bố.

- Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá điếu.

Câu 25: Nhà nước quy định việc bán thuốc lá phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Trả lời:

Theo Điều 25 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì việc bán thuốc lá phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Doanh nghiệp, đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải có giấy phép bán thuốc lá theo quy định của Chính phủ;

- Người chịu trách nhiệm tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá không được trưng bày quá một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được tổ chức, cho phép hoặc bán thuốc lá tại Cơ sở y tế; Cơ sở giáo dục; Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao; Nơi làm việc; Trường cao đẳng, đại học, học viện; Địa điểm công cộng; Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn gồm: ô tô, tàu bay, tàu điện; Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; không được bán thuốc lá phía ngoài cổng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường, thị trấn trong phạm vi 100 mét (m) tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.

Câu 26: Nhà nước đã có những biện pháp gì để phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả?

Trả lời:

Theo Điều 26 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định các biện pháp phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả gồm:

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức để người dân không tham gia uôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

- Tổ chức và bảo đảm đủ nhân lực, kinh phí, phương tiện cho lực lượng phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

- Định kỳ, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

- Tịch thu, tiêu hủy thuốc lá giả; tịch thu, tiêu hủy các loại máy, thiết bị dùng để sản xuất thuốc lá giả. Việc tiêu hủy phải sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn đối với môi trường. Kinh phí tiêu hủy do cá nhân, tổ chức vi phạm chịu trách nhiệm chi trả. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm thì kinh phí tiêu hủy do ngân sách nhà nước chi trả.

- Khuyến khích về vật chất và tinh thần cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện và tố giác, tố cáo các hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

- Phối hợp ở cấp tỉnh, cấp quốc gia với các nước có chung đường biên giới và các nước có liên quan trong phòng, chống kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

Câu 27: Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm như thế nào đối với việc phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả?

Trả lời:

Theo Khoản 2, 3 Điều 27 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định:

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương tổ chức, chỉ đạo, bố trí lực lượng và phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan liên quan thực hiện công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

Câu 28: Pháp luật quy định như thế nào về Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá? Quỹ này do cơ quan nào quản lý?

Trả lời:

- Theo khoản 1, Điều 28 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (gọi tắt là Quỹ) là quỹ quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính. Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng.

- Theo khoản 2, Điều 28 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá được quản lý bởi Hội đồng quản lý liên ngành. Hội đồng quản lý liên ngành gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch là lãnh đạo Bộ Tài chính, các ủy viên là đại diện lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông và đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.

Câu 29: Mục đích hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá là gì? Nhà nước quy định Quỹ có những nhiệm vụ nào?

Trả lời:

* Theo khoản 1, Điều 29 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì Quỹ hoạt động phòng, chống tác hại cua thuốc lá hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng huy động, cung cấp và điều phối nguồn lực tài chính của Quỹ cho các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá trên phạm vi toàn quốc.

* Theo khoản 2, Điều 29 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định Quỹ có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động sau đây:

- Truyền thông về tác hại của thuốc lá và phòng, chống tác hại của thuốc lá phù hợp với từng nhóm đối tượng;

- Xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cộng đồng, cơ quan, tổ chức không có khói thuốc lá; phát triển và nhân rộng các mô hình có hiệu quả;

- Tổ chức các chiến dịch, sáng kiến về phòng, chống tác hại của thuốc lá dựa vào cộng đồng; tư vấn việc tổ chức nơi dành riêng cho người hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng;

- Tổ chức cai nghiện thuốc lá;

- Xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cai nghiện thuốc lá dựa vào cộng đồng và phát triển, nhân rộng các mô hình có hiệu quả;

- Nghiên cứu đưa ra những bằng chứng phục vụ cho công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;

- Xây dựng, hỗ trợ hoạt động, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên làm công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;

- Xây dựng nội dung và tổ chức đưa giáo dục về tác hại và phòng, chống tác hại của thuốc lá vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học;

- Thực hiện các giải pháp chuyển đổi ngành, nghề cho người trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, sản xuất thuốc lá.

Câu 30: Những đối tượng nào thì bị xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 31 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tác hại của thuốc lá được thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

Câu 31: Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của các cơ quan trong việc xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 32 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá cụ thể như sau:

1. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; nếu dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

3. Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

4. Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

5. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc khu vực biên giới và lĩnh vực được phân công phụ trách.

6. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

7. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để tổ chức, chỉ đạo, bố trí lực lượng và phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm, kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chủ trì, tổ chức việc xử phạt đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm công cộng có quy định cấm thuộc địa bàn quản lý.

8. Cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định nêu trên, nếu phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển cơ quan tiến hành tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Câu 32: Nhà nước quy định như thế nào về mức phạt tiền đối với các vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 25 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế” thì mức phạt tiền đối với các vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá được quy định như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lᔠtại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật;

- Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:

- Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;

- Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá;

- Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát;

- Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Câu 33: Nhà nước quy định như thế nào về mức xử phạt đối với các vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 26 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế” thì mức phạt tiền đối với các vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá được quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá;

- Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi;

- Bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đồng thời, đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi: Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá; Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; Bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi và loại bỏ yếu tố vi phạm đối với thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đối với hành vi bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật.. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy.

Câu 34: Pháp luật quy định như thế nào đối với các hành vi vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 27 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế” thì mức xử phạt đối với các vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá được quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- In cảnh báo sức khỏe không đúng mẫu, vị trí, diện tích và màu sắc theo quy định của pháp luật;

- Không thay đổi định kỳ 2 năm một lần cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật;

- Không ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;

- Sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khỏe con người.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật đối với thuốc lá sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam;

- Ký hợp đồng, sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đồng thời, đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi: Không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật đối với thuốc lá sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam; Ký hợp đồng, sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc thu hồi sản phẩm và khắc phục, loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định: In cảnh báo sức khỏe không đúng mẫu, vị trí, diện tích và màu sắc theo quy định của pháp luật; Không thay đổi định kỳ 2 năm một lần cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật; Không ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác; Sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khỏe con người; không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật đối với thuốc lá sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam;

- Trường hợp không khắc phục được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định về ký hợp đồng, sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

Câu 35: Pháp luật quy định như thế nào đối với các hành vi vi phạm quy định về cai nghiện thuốc lá?

Trả lời:

Theo Điều 28 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế” thì mức phạt tiền đối với các vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá được quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Không có nơi dành riêng cho hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá trực tiếp theo quy định của pháp luật.

- Không có tài liệu truyền thông về cai nghiện thuốc lá, tư vấn cai nghiện thuốc lá.

- Không có điện thoại, internet hoặc phương tiện thông tin khác bảo đảm cho hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá gián tiếp.

- Không thông báo bằng văn bản đến Sở Y tế nơi cơ sở hoạt động trước khi thực hiện hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá.

Câu 36: Pháp luật quy định những hành vi vi phạm quy định khác về phòng, chống tác hại của thuốc lá bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 29 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế” những hành vi vi phạm quy định khác về phòng, chống tác hại của thuốc lá bị xử phạt như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi có hành vi sử dụng thuốc lá.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá;

- Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em;

- Cung cấp thông tin không có cơ sở khoa học, không chính xác về thuốc lá và tác hại của thuốc lá;

- Không đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, không đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ;

- Không hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong các tác phẩm sân khấu, điện ảnh theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Sử dụng tên, nhãn hiệu và biểu tượng của sản phẩm thuốc lá với sản phẩm, dịch vụ khác;

- Tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức;

- Để cho tổ chức, cá nhân tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng tại cơ sở thuộc quyền quản lý, điều hành;

- Chậm nộp khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật;

- Khai sai dẫn đến nộp thiếu khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật;

- Sử dụng kinh phí hỗ trợ của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá không đúng quy định của pháp luật;

- Doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, thông báo về việc tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Thực hiện hoạt động tài trợ dưới bất kỳ hình thức nào, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật;

- Trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc thu hồi sản phẩm để khắc phục, loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định: Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em; Cung cấp thông tin không có cơ sở khoa học, không chính xác về thuốc lá và tác hại của thuốc lá; Không hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong các tác phẩm sân khấu, điện ảnh theo quy định của pháp luật; Sử dụng tên, nhãn hiệu và biểu tượng của sản phẩm thuốc lá với sản phẩm, dịch vụ khác. Trường hợp không khắc phục được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy;

- Buộc hoàn trả số tiền lãi từ khoản chênh lệch do nộp chậm khoản đóng góp bắt buộc đối với hành vi: Chậm nộp khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật.

- Buộc hoàn trả số tiền do sử dụng sai quy định đối với hành vi: Sử dụng kinh phí hỗ trợ của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá không đúng quy định của pháp luật.

- Buộc hoàn trả số tiền phải nộp và số tiền lãi (nếu có) do kê khai sai, trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc đối với hành vi: Khai sai dẫn đến nộp thiếu khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật; Trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật.