Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
160955

Luật Thanh niên được Quốc hội thông qua ngày tháng năm nào và có hiệu lực thi hành khi nào ?

Ngày 09/07/2024 16:00:11

TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THANH NIÊN NĂM 2020 VÀ NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH

Câu 1. Luật Thanh niên được Quốc hội thông qua ngày tháng năm nào và có hiệu lực thi hành khi nào?

Trả lời:

Luật Thanh niên được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2020có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.

Câu 2. Luật Thanh niên quy định thanh niên là công dân Việt Nam trong độ tuổi nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 1 Luật Thanh niên thì Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

Câu 3. Thanh niên có vai trò, quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 4 Luật Thanh niên thì thanh niên có vai trò, quyền và nghĩa vụ như sau:

Thanh niên có vai trò là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội

Thanh niên có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Câu 4. Việc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 5 Luật Thanh niên thì nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên được thực hiện như sau:

- Quyền, nghĩa vụ của thanh niên được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

- Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên.

- Nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

- Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm mục tiêu phát triển thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và phát huy năng lực; được xây dựng hoặc lồng ghép trong các chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương.

- Việc xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm sự tham gia của thanh niên; tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Xử lý kịp thời, nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh niên.

Câu 5. Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam là tổ chức như thế nào?

Trả lời

Theo khoản 1 Điều 7 Luật Thanh niên thì Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh niên.

Câu 6. Luật Thanh niên quy định tháng Thanh niên là tháng nào? Việc tổ chức Tháng Thanh niên nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Tại khoản 1 Điều 9 Luật Thanh niên quy định tháng 3 hằng năm là Tháng Thanh niên.

Tháng Thanh niên được tổ chức với mục đích nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên để tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội và vận động tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển thanh niên.

Câu 7. Tháng Thanh niên được tổ chức như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 9 Luật Thanh niên thì Tháng Thanh niên được tổ chức như sau:

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức hoạt động Tháng Thanh niên.

- Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, nguồn lực để hỗ trợ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp tổ chức hoạt động Tháng Thanh niên. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ cho thanh niên tham gia hoạt động Tháng Thanh niên.

Câu 8. Việc đối thoại với thanh niên được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 10 Luật Thanh niên thì việc đối thoại với thanh niên được quy định như sau:

- Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần về các vấn đề liên quan đến thanh niên; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của tổ chức thanh niên quy định tại Luật Thanh niên.

- Người có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo quy định trên chỉ đạo chuẩn bị kế hoạch, chương trình đối thoại và công bố công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức đối thoại; giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên thông qua hoạt động đối thoại.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đối thoại, nội dung kết luận đối thoại phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị và gửi đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan; trường hợp nội dung đối thoại phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực thì thời hạn này là 15 ngày.

Câu 9. Việc đối thoại đối với thanh niên được thực hiện bằng hình thức nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc đối thoại đối với thanh niên được thực hiện bằng các hình thức sau:

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật tổ chức đối thoại với thanh niên theo các hình thức đối thoại trực tiếp hoặc trực tuyến

Câu 10. Việc đối thoại đối với thanh niên gồm những nội dung gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc đối thoại đối với thanh niên gồm những nội dung sau:

1. Việc thực hiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật đối với thanh niên.

2. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên.

3. Những nội dung thuộc thẩm quyền hoặc trách nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên.

4. Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong học tập, lao động, rèn luyện, tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

5. Những kiến nghị, đề xuất khác của thanh niên.

Câu 11. Thanh niên có trách nhiệm đối với Tổ quốc như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 12 Luật Thanh niên thì Thanh niên phải có trách nhiệm đối với Tổ quốc cụ thể như sau:

1. Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu.

3. Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Câu 12. Thanh niên có trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 13 Luật Thanh niên thì Thanh niên có trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội như sau:

1. Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân

2. Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.

3. Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

4. Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

5. Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.

6. Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Câu 13. Thanh niên có trách nhiệm đối với gia đình như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 14 Luật Thanh niên thì trách nhiệm của Thanh niên đối với gia đình như sau:

1. Chăm lo hạnh phúc gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

2. Kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và tôn trọng các thành viên khác trong gia đình; chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình.

3. Tích cực phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.

Câu 14. Thanh niên có trách nhiệm đối với bản thân như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 15 Luật Thanh niên thì trách nhiệm của Thanh niên đối với bản thân như sau:

1. Rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa, ứng xử văn minh; có trách nhiệm công dân, ý thức chấp hành pháp luật; phòng, chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội.

2. Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng; tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn.

3. Chủ động tìm hiểu về thị trường lao động; lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp; rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và tác phong chuyên nghiệp; sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động.

4. Rèn luyện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần; trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng, chống bệnh tật; không lạm dụng rượu, bia; hạn chế sử dụng thuốc lá; không sử dụng ma túy, chất gây nghiện và chất kích thích khác mà pháp luật cấm; phòng, chống tác hại từ không gian mạng.

5. Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Câu 15. Nhà nước có chính sách về học tập và nghiên cứu khoa học đối với Thanh niên như thế nào?

Trả lời: Điều 16 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước đối với học tập và nghiên cứu khoa học của Thanh niên như sau:

- Bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và tạo điều kiện cho thanh niên tham gia nghiên cứu khoa học.

- Ban hành và bảo đảm thực hiện các chương trình giáo dục đạo đức, lý tưởng, truyền thống dân tộc, lối sống văn hóa, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên.

- Có chính sách tín dụng, học bổng, miễn, giảm học phí cho thanh niên theo quy định của pháp luật.

- Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

- Ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo của thanh niên; tham gia đào tạo kỹ năng sống và kỹ năng cần thiết khác cho thanh niên.

Câu 16. Nhà nước có chính sách về lao động, việc làm đối với Thanh niên như thế nào?

Trả lời: Điều 17 Luật Thanh niên quy định về chính sách của nhà nước đối với lao động và việc làm của Thanh niên như sau?

1. Tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động cho thanh niên; giáo dục kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp cho thanh niên; bảo đảm thanh niên không bị cưỡng bức, bóc lột sức lao động.

2. Tạo điều kiện để thanh niên có việc làm; tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo phù hợp với từng vùng, miền, gắn với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

3. Tạo điều kiện cho thanh niên được vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn tín dụng hợp pháp khác để tự tạo việc làm, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Câu 17. Nhà nước có chính sách về khởi nghiệp đối với Thanh niên như thế nào?

Trả lời: Điều 18 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước về khởi nghiệp đối với Thanh niên như sau:

1. Giáo dục, đào tạo kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho thanh niên.

2. Cung cấp thông tin về thị trường; hỗ trợ pháp lý, khoa học và công nghệ, xúc tiến đầu tư, phát triển nguồn nhân lực; ưu đãi vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

3. Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng khoa học và công nghệ.

4. Ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; khuyến khích thành lập quỹ khởi nghiệp cho thanh niên theo quy định của pháp luật.

Câu 18. Nhà nước có chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe đối với Thanh niên như thế nào?

Trả lời: Điều 19 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe đối với Thanh niên như sau:

- Tư vấn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho thanh niên; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS; phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh xã hội khác và các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của thanh niên.

- Bảo đảm cho thanh niên được cung cấp thông tin, tiếp cận dịch vụ thân thiện về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho thanh niên.

Câu 19. Nhà nước có chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao đối với Thanh niên như thế nào?

Trả lời: Điều 20 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước về văn hóa, thể dục, thể thao đối với Thanh niên cụ thể như sau:

- Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên tham gia hoạt động và sáng tạo trong văn hóa, thể dục, thể thao.

- Tạo điều kiện cho thanh niên tích cực tham gia giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức và bảo vệ sự an toàn của thanh niên trên không gian mạng.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao cho thanh niên.

Câu 20. Nhà nước có chính sách bảo vệ Tổ quốc đối với thanh niên như thế nào ?

Trả lời: Điều 21 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước về bảo vệ Tổ quốc đối với Thanh niên như sau:

- Bảo đảm cho thanh niên được giáo dục quốc phòng và an ninh, tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Bảo đảm cho thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, Dân quân tự vệ; tham gia quân nhân dự bị và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân theo quy định của pháp luật.

- Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

Câu 21. Nhà nước có chính sách như thế nào đối với thanh niên xung phong?

Trả lời: Điều 22 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước đối với thanh niên xung phong như sau:

1. Nhà nước ban hành chính sách để thanh niên xung phong thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Tham gia dự án phát triển kinh tế - xã hội được Nhà nước giao;

- Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ môi trường; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia;

- Tham gia sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên;

- Các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách, khó khăn, gian khổ theo quy định của pháp luật.

2. Nhà nước bảo đảm điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho tổ chức thanh niên xung phong khi thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao.

3. Thanh niên xung phong được hưởng chế độ, chính sách trong và sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 22. Thế nào là thanh niên tình nguyện và Nhà nước có chính sách như thế nào đối với thanh niên tình nguyện?

Trả lời: Điều 23 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước đối với thanh niên tình nguyện như sau:

1. Thanh niên tình nguyện là thanh niên tự nguyện tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Nhà nước ban hành chính sách đối với thanh niên tình nguyện như sau:

- Tạo lập các kênh thông tin để thanh niên được tiếp cận và tham gia hoạt động tình nguyện;

- Xây dựng chương trình, dự án đưa thanh niên tình nguyện về làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo;

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.

Câu 23. Nhà nước có chính sách như thế nào đối với thanh niên có tài năng?

Trả lời: Điều 24 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước đối với thanh niên có tài năng cụ thể như sau:

- Nhà nước có chính sách phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ đối với thanh niên có tài năng.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện chính sách đối với thanh niên có tài năng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

Câu 24. Hà Nội có chính sách như thế nào về tuyển dụng nhân tài?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND về chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển thủ đô thì chính sách tuyển dụng và đãi ngộ nhân tài của Hà Nội cụ thể như sau:

1. Các đối tượng: Tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc các cơ sở đào tạo đại học ngành, chuyên ngành Thành phố đang có nhu cầu; Tiến sĩ có công trình, đề án khoa học và chuyên ngành đào tạo đáp ứng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô; Bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II; Giáo viên, giảng viên có thành tích huấn luyện học sinh, sinh viên đạt giải nhất, nhì trong các kỳ thi học sinh giỏi, sinh viên xuất sắc, thi tay nghề cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế; huấn luyện viên có thành tích huấn luyện vận động viên đoạt giải theo quy định tại khoản 5 Điều này; Vận động viên, văn nghệ sỹ đoạt huy chương vàng hoặc giải nhất tại các kỳ thi chuyên nghiệp quốc gia; huy chương vàng, huy chương bạc hoặc giải nhất, nhì tại các cuộc thi khu vực hoặc thế giới đáp ứng đủ các điều kiện quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức về tuyển dụng và đáp ứng vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị cần tuyển được hưởng chính sách đãi ngộ như sau:

- Được tiếp nhận hoặc xét đặc cách không qua thi tuyển;

- Được hưởng hỗ trợ đãi ngộ thu hút một lần bằng 20 (hai mươi) lần mức lương tối thiểu tại thời điểm được tuyển dụng, tiếp nhận;

- Sau 02 (hai) năm công tác kể từ thời điểm có quyết định tuyển dụng, được ưu tiên cử đi đào tạo sau đại học ở trong nước hoặc nước ngoài, được Thành phố hỗ trợ kinh phí như sau: Đào tạo sau đại học ở trong nước, bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II được hưởng kinh phí hỗ trợ đào tạo gồm: tiền học phí, tiền hỗ trợ hàng tháng đi học bằng 1,5 mức lương tối thiểu, hỗ trợ bảo vệ luận văn tốt nghiệp bằng 30 lần mức lương tối thiểu, luận án tốt nghiệp Tiến sĩ bằng 80 lần mức lương tối thiểu; đào tạo sau đại học ở nước ngoài được hỗ trợ kinh phí đào tạo nếu Thành phố có chương trình hợp tác cụ thể với nước ngoài hoặc được hỗ trợ hàng tháng thực học bằng 5 lần mức lương tối thiểu nếu đi học sau đại học không dùng ngân sách của Thành phố.

2. Các chuyên gia giỏi, nhà khoa học đầu ngành, nghệ nhân, người được trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, có sáng kiến, công trình, giải pháp mang tính đột phá được ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô được hưởng chính sách đãi ngộ như sau:

- Nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định được tiếp nhận hoặc xét đặc cách không qua thi tuyển vào công chức, viên chức được xếp ngạch bậc lương theo quy định của pháp luật;

- Được cung cấp thông tin liên quan đến công trình đề án và hỗ trợ kinh phí phục vụ nghiên cứu;

- Được hỗ trợ phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, nghiên cứu;

- Được trả thù lao theo hợp đồng thỏa thuận trên cơ sở số lượng, chất lượng, hiệu quả công việc. Trường hợp thỏa thuận mức chi trả đối với việc thực hiện công trình, dự án đặc biệt, đột xuất vượt dự toán ngân sách bố trí trong năm của Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố trước khi quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp gần nhất.

Câu 25. Hà Nội có chính sách tuyên dương, khen thưởng như thế nào đối với thủ khoa xuất sắc?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND về chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển thủ đô thì Hà Nội có chính sách khen thưởng đối với thủ khoa xuất sắc như sau:

- Thủ khoa xuất sắc là thủ khoa tốt nghiệp hệ chính quy, dài hạn tập trung tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học trên địa bàn Thành phố có đóng góp tích cực trong công tác Đoàn, công tác Hội sinh viên và phong trào Thanh niên được hội đồng xét chọn của cơ sở đào tạo đề nghị Thành phố tuyên dương, khen thưởng.

- Tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng Thủ khoa xuất sắc: Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức mỗi năm một lần vào dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

- Hình thức tuyên dương khen thưởng Thủ khoa xuất sắc: Tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố; Được ghi danh trong sổ vàng truyền thống của Thành phố; Được nhận phần thưởng bằng tiền hoặc hiện vật.

Câu 26. Nhà nước có chính sách như thế nào đối với thanh niên là người dân tộc thiểu số?

Trả lời: Điều 25 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước đối với thanh niên là người dân tộc thiểu số cụ thể như sau:

- Ưu tiên cho thanh niên là người dân tộc thiểu số về học tập, lao động, việc làm, khởi nghiệp, chăm sóc sức khỏe, thể dục, thể thao.

- Hỗ trợ thanh niên là người dân tộc thiểu số giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu.

- Ưu tiên lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng và đưa vào quy hoạch để tạo nguồn lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức là thanh niên người dân tộc thiểu số trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước.

- Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức ưu tiên tuyển dụng thanh niên là người dân tộc thiểu số.

Câu 27. Nhà nước có chính sách như thế nào đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi?

Trả lời: Điều 26 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi như sau:

1. Bảo đảm hoàn thành phổ cập giáo dục theo quy định của pháp luật.

2. Ưu tiên, tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với khả năng và lứa tuổi để phát triển toàn diện.

3. Đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với lứa tuổi.

4. Trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ trước nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần; bảo đảm các biện pháp hỗ trợ và can thiệp để thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được sống an toàn, lành mạnh.

5. Bảo đảm việc thực hiện các chính sách về hình sự, hành chính, dân sự theo quy định của pháp luật.

6. Ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

7. Khuyến khích tổ chức, cá nhân phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Câu 28. Việc thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo nguyên tắc nào?

Trả lời:

Theo Điều 13 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định về đối thoại đối với thanh niên, cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo nguyên tắc sau:

1. Các biện pháp phải bảo đảm thực hiện chính sách được quy định tại các Luật, Bộ luật.

2. Bảo đảm các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên công khai, minh bạch theo quy định pháp luật,

3. Không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo khi thực hiện các cơ chế, chính sách đối với thanh niên.

4. Nhà nước, chính quyền địa phương, gia đình và các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tạo điều kiện cho thanh niên phát triển toàn diện phù hợp với khả năng và lứa tuổi.

Câu 29. Việc phổ cập giáo dục cho thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 14 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định về đối thoại đối với thanh niên, cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc phổ cập giáo dục cho thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi được quy định như sau:

1.Biện pháp thực hiện chính sách về phổ cập giáo dục cho thanh niên từ đ16 đến dưới 18 tuổi:

+ Tuyên truyền, thông tin về chính sách phổ cập giáo dục để vận động thanh niên chưađược phổ cập tích cực tham gia học tập, phổ cập giáo dục;

+ Rà soát, thng kê, xây dựng kếhoạchtổchức phổ cập giáo dục cho thanh niên;

+ Theo dõi, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện phổ cập giáo dục cho thanh niên.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Phối hp với Trungương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phổ biến, tuyên truyền và vận động thanh niên, đặc biệt thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tham gia phổ cập giáo dục;

+ Phi hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phtrực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn, đônđốc, kiểm tra các địa phương và cơ sở giáo dục, cơ sgiáo dục nghnghiệp thực hiện việc phổ biến, tuyên truyn, vậnđộng, triển khai tchức phcập giáo dục cho thanh niên chưa hoàn thành phổ cập giáo dục.

3.y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

+ Phi hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sn Hồ Chí Minh thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền, vnđộng thanh niên chưa hoàn thành trung học cơ sở tích cực tham gia thực hiện phổ cập giáo dục;

+ Chđạo Ủy ban nhân dân các cấp định kỳ rà soát, thống kê slượng thanh niên chưa được phổ cập; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phcập giáo dục;

+ Chđộng bố trí ngân sách địa phương thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền, triển khai các hoạt động, chương trình, kế hoạch, tổ chức phổ cập giáo dục cho thanh niên, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo pháp luật ngân sách hiện hành.

4. Cơ sgiáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp

+ Các cơ sgiáo dục, cơ sgiáo dục nghề nghiệp phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và gia đình thông tin, Tuyên truyền, vận động cho thanh niên học tập, phổ cập giáo dục;

+ Btrí cơ svật cht, trường lớp, giáo viên và các điều kiện bo đảm tổ chc thực hiện phcậpgiáodục.

5. Gia đình có trách nhiệm tạo điu kiện vàbảo đm quyền cho thanh niên được học tập, phổ cập giáo dục.

6. Thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi chưa được phổ cập giáo dục cónghĩa vụ tham gia học tập hoàn thành phổ cập giáo dục.

Câu 30. Cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện về văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 15 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định về đối thoại đối với thanh niên, cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho thanh niên được quy định như sau:

1. Biện pháp thực hiện chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho thanh niên:

+ Xây dựng, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải tríphù hợp với xu thế, nhu cầu, sở thích của thanh niên và truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức của Việt Nam;

+ Lồng ghép các hoạt động văn hóa, thdục, thể thao với các sự kiện, ngày lễ, ngày hội, ngày truyền thống ca địa phương, cơ sgiáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đkhuyến khích, thu hút thanh niên tham gia.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội, Trungđoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch; tchức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải tríđể thanh niên được tiếp cận, tích cực tham gia gigìn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch theo dõi, đôn đốc, kim tra việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thdục, thể thao, vui chơi, giải trí cho thanh niên.

3. Ủy ban nhân dân tnh, thành phố trực thuộc trung ương

+ Chđạo Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng và tổ chức hoạtđộng văn hóa, thdục, ththao, vui chơi, giải trí cho thanh niên phát huy các loại hình văn hóa phù hợp truyền thống văn hóa, chuẩn mựcđạo đức, những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam; đồng thời đáp ứngđược nhu cu, sthích, phù hợp với khả năng và lứa tui. Khuyến khích, tạo điều kiện cho thanh niên giữ gìn và phát huy các loại hình văn hóa cổ truyền của dân tộc;

+ Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của thanh niên và thông tin về các hoạtđộng văn hóa, thdục, ththao, vui chơi, giải trí cho thanh niên tích cực tham gia.

4. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp

+ Phối hợp với các cơ sgiáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cáctổchức, đơn vị tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp vớiđặc đim tâm lý, sinh lý của thanh niên;

+ Khuyến khích, tạo điều kiện cho thanh niên không sinh hoạt trongcác cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệpđược tham gia các hoạt động văna, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí theo sở thích, nhu cầu ca bn thân.

5. Các cơ sgiáo dục, cơ sgiáo dục nghề nghiệp, cơ svăn hóa

+ Xây dựng kếhoạch, tchức các hoạt động văn hóa, thể dục, ththao, vui chơi, giải trí cho thanh niên tham gia theo năng khiếu, sthích, giới tính, lứa tui và sức khỏe. Thực hiện quyền tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, ththao, vui chơi, giải trí của thanh niên;

+ Xây dựng kế hoạch, đề xuất với cấp có thm quyền bố trí kinh phí và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác tổ chức các hoạtđộng văn hóa, thdục, ththao, vui chơi, giải trí cho thanh niên phù hợp pháp luật, truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội;

+ Phối hợp vi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tchức các hoạt động văn hóa, thể dục, ththao, vui chơi, giải trí đtuyên truyền, giáo dục lối sống văn hóa, chuẩn mực đạođức và thu hút thanh niên tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh;

+Quản lý và sử dụng cóhiệu quả cơsvật chất,đội ngũ quản lý, chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên phục vụ tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho thanh niên;

+ Bảo đảm an toàn cho thanh niên khi tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí;

+ Phát hiện,bồi dưỡngnăng khiếu cho thanh niên thông qua các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí.

6. Gia đình cótrách nhiệm định hướng, tạo điều kiện cho thanh niên tham gia các hoạt động văn hóa,thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí nhằm nâng cao sức khỏe, bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Câu 31. Nhà nước có cơ chế, chính sách và biện pháp như thế nào về đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi?

Trả lời: Điều 16 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định về đối thoại đối với thanh niên, cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì Nhà nước có cơ chế, chính sách và biện pháp về đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm đối với thanh niên như sau:

- Thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được: Cung cấp thông tin, xu hướng phát triển kỹ năng nghề, việc làm tương lai và thị trường lao động; Tham gia các buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm; Tham gia các cuộc thi phát triển kỹ năng nghề, thực hành nghề nghiệp gắn với việc làm.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đổi mới, thực hiện có hiệu quả việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của thanh niên và thị trường lao động trong từng giai đoạn; tổ chức và khuyến khích thanh niên tham gia các cuộc thi kỹ năng nghề.

- Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Tư vấn, hướng nghiệp; cung cấp thông tin, xu hướng việc làm, thị trường lao động để định hướng nghề nghiệp cho thanh niên; Được liên kết với các tổ chức, đơn vị khác để đào tạo, phát triển kỹ năng nghề, thực hành nghề nghiệp gắn với việc làm cho thanh niên theo quy định của pháp luật.

- Gia đình có trách nhiệm tìm hiểu thông tin nghề nghiệp, việc làm và thị trường lao động để tư vấn, định hướng cho thanh niên lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp khả năng, nguyện vọng và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

Câu 32. Nhà nước trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi như thế nào?

Trả lời:

Điều 17 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định về đối thoại đối với thanh niên, cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định Nhà nước trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần cho thanh niên như sau:

- Thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được: Trang bị kiến thức, kỹ năng và cung cấp thông tin tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, sức khỏe tâm thần và các bệnh xã hội khác; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục, phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác; Tuyên truyền, phổ biến và tiếp cận dịch vụ thân thiện về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục.

- Bộ Y tế đảm bảo cung cấp dịch vụ thân thiện về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho thanh niên.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế xây dựng, ban hành, hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục toàn diện và sức khỏe tâm thần trong các cơ sở giáo dục cấp học trung học phổ thông, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức, thực hiện hiệu quả việc trang bị kiến thức, kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần cho thanh niên; chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội khác.

- Các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ năng sống; cung cấp thông tin tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, sức khỏe tâm thần và các bệnh xã hội khác; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục, phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác; Kịp thời phát hiện những hành vi về bạo lực gia đình, bạo lực học đường và các tệ nạn khác để xử lý.

- Gia đình giáo dục, hướng dẫn, trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục để thanh niên tự bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần; được sống an toàn, lành mạnh.

Câu 33. Việc ưutiên giải quyết nhanh chóng các vviệc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 18 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ, thì việc ưutiên giải quyết nhanh chóng các vviệc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được quy định như sau:

- Bộ Công an phi hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, ràsoát, hướng dn giải quyết kịp thời các vụ việc gây tn hại về thcht và tinh thần ca thanh niên bảo đảm việc thực hiện các chính sách về hình sự, hành chính, dân sự cho thanh niên theo quyđịnh ca pháp luật.

- Các cơ sở giáo dục, cơ sgiáo dục nghề nghiệp hướng dẫn, lồng ghép các chương trình phbiến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trong việc thực hiện chính sách, pháp luật ca nhà nước. Khi phát hiện vụ việc gây tổn hại đến thể chất vàtinh thần ca thanh niên phải kịp thời tìm hiu, báo cáo nhanh chóng, đầy đủ cho các cơ quan, đơn vị liên quan đgiải quyết.

- Gia đình có trách nhiệm giáo dục, phổ biến cho thanh niên về chính sách, pháp luật của nhà nưc. Khiphát hiện vụ việc gây tn hại đến thể chất và tinh thần ca thanh niên phải kịp thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, giúp đthanh niên sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Câu 34. Nhà nước có những cơ chế, chính sách và biện pháp nào về phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ, thì Nhà nước có những cơ chế, chính sách và biện pháp sau về phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi:

1. Các cơ quan, tchức, đơn vị: Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng phát triển thanh niên cónăng khiếu,đặc biệt thanh niên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hi đảo.

2. Bộ Giáo dục vàĐào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sảnHồ Chí Minh theo dõi, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục, cơ sgiáo dục nghề nghiệp đánh giá, báo cáo việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cho thanh niên học sinh có năng khiếu.

3. Gia đình khuyến khích, định hưng, bồi dưng, chăm lo,tạo điều kiện phát trin năng khiếu cho thanh niên; phi hợp với cơ sở giáo dục có kế hoạch bồi dưỡng năng khiếu ca thanh niên.

Câu 35. Tổ chức thanh niên gồm những tổ chức nào? Tổ chức thanh niên có vai trò, trách nhiệm gì?

Trả lời:

1. Tổ chức thanh niên gồm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 27 Luật Thanh niên thì tổ chức thanh niên có vai trò, trách nhiệm sau:

- Tổ chức thanh niên có vai trò đoàn kết, tập hợp thanh niên, đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên; phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tổ chức thanh niên có trách nhiệm nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên để kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên, các cơ quan có liên quan trong việc tuyên truyền, giáo dục, thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên; tổ chức cho thanh niên tham gia phong trào vì lợi ích của cộng đồng, xã hội, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 36. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm như thế nào?

Trả lời: Điều 28 Luật Thanh niên quy định trách nhiệm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cụ thể như sau:

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên và tổ chức thanh niên; tổ chức hướng dẫn hoạt động của thiếu niên, nhi đồng, phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm giám sát và phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về thanh niên theo quy định của pháp luật; tổng hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của thanh niên đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm tham gia, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan trong quá trình xây dựng, tuyên truyền và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện các hoạt động đối ngoại thanh niên.

Câu 37. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?

Trả lời: Điều 29 Luật Thanh niên quy định Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam cụ thể như sau:

- Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên Việt Nam và tổ chức thanh niên nhằm đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Hội Sinh viên Việt Nam là tổ chức xã hội của sinh viên Việt Nam nhằm đoàn kết, tập hợp sinh viên Việt Nam cùng phấn đấu học tập, rèn luyện và cống hiến cho đất nước.

- Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về thanh niên theo quy định của pháp luật.

Câu 38. Nhà nước có chính sách như thế nào đối với tổ chức thanh niên?

Trả lời: Điều 30 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước đối với tổ chức thanh niên cụ thể như sau:

- Tạo điều kiện để tổ chức thanh niên tham gia xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

- Bảo đảm điều kiện để tổ chức thanh niên thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện để tổ chức thanh niên huy động thanh niên thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án khác.

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hoạt động giám sát, phản biện xã hội trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

Câu 39. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm như thế nào đối với thanh niên?

Trả lời: Điều 31 Luật Thanh niên quy định Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với thanh niên cụ thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch, chương trình thống nhất hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác tập hợp, đoàn kết, phát huy lực lượng thanh niên.

- Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện chương trình giám sát, phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên.

- Vận động thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên.

Câu 40. Tổ chức xã hội có trách nhiệm như thế nào đối với thanh niên?

Trả lời: Điều 32 Luật Thanh niên quy định trách nhiệm của tổ chức xã hội đối với thanh niên cụ thể như sau:

- Vận động thành viên của mình tạo điều kiện để thanh niên học tập, lao động, tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, phát triển thể lực, trí tuệ; bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.

- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên trong xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

- Phối hợp với tổ chức thanh niên chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên.

- Hỗ trợ các nguồn lực theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức xã hội nhằm phát triển thanh niên.

Câu 41. Tổ chức kinh tế có trách nhiệm như thế nào đối với thanh niên?

Trả lời: Điều 33 Luật Thanh niên quy định trách nhiệm của tổ chức kinh tế đối với thanh niên như sau:

- Bảo đảm môi trường, điều kiện làm việc an toàn; cung cấp đầy đủ kiến thức, thông tin về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động là thanh niên.

- Quan tâm chăm lo đời sống của người lao động là thanh niên; hỗ trợ để người lao động là thanh niên được học tập, tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

- Tạo điều kiện để tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành lập và hoạt động.

- Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; đào tạo nghề, nghiệp vụ, kỹ năng sống; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất về văn hóa, thể dục, thể thao cho thanh niên.

Câu 42. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm như thế nào đối với thanh niên?

Trả lời: Điều 34 Luật Thanh niên quy định Cơ sở giáo dục có trách nhiệm đối với Thanh niên như sau:

1. Giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống lành mạnh cho thanh niên.

2. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh; thực hiện các biện pháp phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho thanh niên.

3. Phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học; nâng cao năng lực tự học, kỹ năng thực hành; tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.

4. Tư vấn tâm lý về các vấn đề xã hội, tâm lý học đường; giáo dục kỹ năng sống, kiến thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới tính, kỹ năng phòng, chống các bệnh học đường và tệ nạn xã hội cho thanh niên.

5. Tạo điều kiện cho thanh niên tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí và các hoạt động ngoại khóa khác.

6. Tạo điều kiện để tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam thành lập và hoạt động.

Câu 43. Gia đình có trách nhiệm như thế nào đối với Thanh niên?

Trả lời: Điều 35 Luật Thanh niên quy định trách nhiệm của gia đình đối với thanh niên cụ thể như sau:

1. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên; quan tâm, giáo dục, động viên và tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.

2. Tôn trọng quyền của thanh niên trong hôn nhân và gia đình; giáo dục giới tính, bình đẳng giới và các kiến thức cần thiết về hôn nhân và gia đình.

3. Chăm lo, giáo dục thanh niên phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức, nhân cách; có nếp sống văn hóa lành mạnh, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

4. Rèn luyện kỹ năng sống cho thanh niên; giáo dục ý thức, kỷ luật lao động; tôn trọng, tạo điều kiện để thanh niên lựa chọn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm.

5. Định hướng, tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận các nguồn thông tin an toàn và bảo vệ thanh niên trên môi trường không gian mạng.

Luật Thanh niên được Quốc hội thông qua ngày tháng năm nào và có hiệu lực thi hành khi nào ?

Đăng lúc: 09/07/2024 16:00:11 (GMT+7)

TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THANH NIÊN NĂM 2020 VÀ NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH

Câu 1. Luật Thanh niên được Quốc hội thông qua ngày tháng năm nào và có hiệu lực thi hành khi nào?

Trả lời:

Luật Thanh niên được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2020có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.

Câu 2. Luật Thanh niên quy định thanh niên là công dân Việt Nam trong độ tuổi nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 1 Luật Thanh niên thì Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

Câu 3. Thanh niên có vai trò, quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 4 Luật Thanh niên thì thanh niên có vai trò, quyền và nghĩa vụ như sau:

Thanh niên có vai trò là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội

Thanh niên có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Câu 4. Việc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 5 Luật Thanh niên thì nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên được thực hiện như sau:

- Quyền, nghĩa vụ của thanh niên được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

- Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên.

- Nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

- Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm mục tiêu phát triển thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và phát huy năng lực; được xây dựng hoặc lồng ghép trong các chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương.

- Việc xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm sự tham gia của thanh niên; tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Xử lý kịp thời, nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh niên.

Câu 5. Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam là tổ chức như thế nào?

Trả lời

Theo khoản 1 Điều 7 Luật Thanh niên thì Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh niên.

Câu 6. Luật Thanh niên quy định tháng Thanh niên là tháng nào? Việc tổ chức Tháng Thanh niên nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Tại khoản 1 Điều 9 Luật Thanh niên quy định tháng 3 hằng năm là Tháng Thanh niên.

Tháng Thanh niên được tổ chức với mục đích nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên để tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội và vận động tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển thanh niên.

Câu 7. Tháng Thanh niên được tổ chức như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 9 Luật Thanh niên thì Tháng Thanh niên được tổ chức như sau:

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức hoạt động Tháng Thanh niên.

- Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, nguồn lực để hỗ trợ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp tổ chức hoạt động Tháng Thanh niên. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ cho thanh niên tham gia hoạt động Tháng Thanh niên.

Câu 8. Việc đối thoại với thanh niên được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 10 Luật Thanh niên thì việc đối thoại với thanh niên được quy định như sau:

- Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần về các vấn đề liên quan đến thanh niên; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của tổ chức thanh niên quy định tại Luật Thanh niên.

- Người có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo quy định trên chỉ đạo chuẩn bị kế hoạch, chương trình đối thoại và công bố công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức đối thoại; giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên thông qua hoạt động đối thoại.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đối thoại, nội dung kết luận đối thoại phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị và gửi đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan; trường hợp nội dung đối thoại phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực thì thời hạn này là 15 ngày.

Câu 9. Việc đối thoại đối với thanh niên được thực hiện bằng hình thức nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc đối thoại đối với thanh niên được thực hiện bằng các hình thức sau:

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật tổ chức đối thoại với thanh niên theo các hình thức đối thoại trực tiếp hoặc trực tuyến

Câu 10. Việc đối thoại đối với thanh niên gồm những nội dung gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc đối thoại đối với thanh niên gồm những nội dung sau:

1. Việc thực hiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật đối với thanh niên.

2. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên.

3. Những nội dung thuộc thẩm quyền hoặc trách nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên.

4. Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong học tập, lao động, rèn luyện, tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

5. Những kiến nghị, đề xuất khác của thanh niên.

Câu 11. Thanh niên có trách nhiệm đối với Tổ quốc như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 12 Luật Thanh niên thì Thanh niên phải có trách nhiệm đối với Tổ quốc cụ thể như sau:

1. Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu.

3. Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Câu 12. Thanh niên có trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 13 Luật Thanh niên thì Thanh niên có trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội như sau:

1. Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân

2. Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.

3. Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

4. Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

5. Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.

6. Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Câu 13. Thanh niên có trách nhiệm đối với gia đình như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 14 Luật Thanh niên thì trách nhiệm của Thanh niên đối với gia đình như sau:

1. Chăm lo hạnh phúc gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

2. Kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và tôn trọng các thành viên khác trong gia đình; chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình.

3. Tích cực phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.

Câu 14. Thanh niên có trách nhiệm đối với bản thân như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 15 Luật Thanh niên thì trách nhiệm của Thanh niên đối với bản thân như sau:

1. Rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa, ứng xử văn minh; có trách nhiệm công dân, ý thức chấp hành pháp luật; phòng, chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội.

2. Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng; tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn.

3. Chủ động tìm hiểu về thị trường lao động; lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp; rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và tác phong chuyên nghiệp; sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động.

4. Rèn luyện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần; trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng, chống bệnh tật; không lạm dụng rượu, bia; hạn chế sử dụng thuốc lá; không sử dụng ma túy, chất gây nghiện và chất kích thích khác mà pháp luật cấm; phòng, chống tác hại từ không gian mạng.

5. Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Câu 15. Nhà nước có chính sách về học tập và nghiên cứu khoa học đối với Thanh niên như thế nào?

Trả lời: Điều 16 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước đối với học tập và nghiên cứu khoa học của Thanh niên như sau:

- Bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và tạo điều kiện cho thanh niên tham gia nghiên cứu khoa học.

- Ban hành và bảo đảm thực hiện các chương trình giáo dục đạo đức, lý tưởng, truyền thống dân tộc, lối sống văn hóa, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên.

- Có chính sách tín dụng, học bổng, miễn, giảm học phí cho thanh niên theo quy định của pháp luật.

- Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

- Ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo của thanh niên; tham gia đào tạo kỹ năng sống và kỹ năng cần thiết khác cho thanh niên.

Câu 16. Nhà nước có chính sách về lao động, việc làm đối với Thanh niên như thế nào?

Trả lời: Điều 17 Luật Thanh niên quy định về chính sách của nhà nước đối với lao động và việc làm của Thanh niên như sau?

1. Tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động cho thanh niên; giáo dục kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp cho thanh niên; bảo đảm thanh niên không bị cưỡng bức, bóc lột sức lao động.

2. Tạo điều kiện để thanh niên có việc làm; tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo phù hợp với từng vùng, miền, gắn với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

3. Tạo điều kiện cho thanh niên được vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn tín dụng hợp pháp khác để tự tạo việc làm, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Câu 17. Nhà nước có chính sách về khởi nghiệp đối với Thanh niên như thế nào?

Trả lời: Điều 18 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước về khởi nghiệp đối với Thanh niên như sau:

1. Giáo dục, đào tạo kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho thanh niên.

2. Cung cấp thông tin về thị trường; hỗ trợ pháp lý, khoa học và công nghệ, xúc tiến đầu tư, phát triển nguồn nhân lực; ưu đãi vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

3. Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng khoa học và công nghệ.

4. Ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; khuyến khích thành lập quỹ khởi nghiệp cho thanh niên theo quy định của pháp luật.

Câu 18. Nhà nước có chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe đối với Thanh niên như thế nào?

Trả lời: Điều 19 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe đối với Thanh niên như sau:

- Tư vấn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho thanh niên; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS; phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh xã hội khác và các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của thanh niên.

- Bảo đảm cho thanh niên được cung cấp thông tin, tiếp cận dịch vụ thân thiện về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho thanh niên.

Câu 19. Nhà nước có chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao đối với Thanh niên như thế nào?

Trả lời: Điều 20 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước về văn hóa, thể dục, thể thao đối với Thanh niên cụ thể như sau:

- Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên tham gia hoạt động và sáng tạo trong văn hóa, thể dục, thể thao.

- Tạo điều kiện cho thanh niên tích cực tham gia giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức và bảo vệ sự an toàn của thanh niên trên không gian mạng.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao cho thanh niên.

Câu 20. Nhà nước có chính sách bảo vệ Tổ quốc đối với thanh niên như thế nào ?

Trả lời: Điều 21 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước về bảo vệ Tổ quốc đối với Thanh niên như sau:

- Bảo đảm cho thanh niên được giáo dục quốc phòng và an ninh, tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Bảo đảm cho thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, Dân quân tự vệ; tham gia quân nhân dự bị và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân theo quy định của pháp luật.

- Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

Câu 21. Nhà nước có chính sách như thế nào đối với thanh niên xung phong?

Trả lời: Điều 22 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước đối với thanh niên xung phong như sau:

1. Nhà nước ban hành chính sách để thanh niên xung phong thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Tham gia dự án phát triển kinh tế - xã hội được Nhà nước giao;

- Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ môi trường; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia;

- Tham gia sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên;

- Các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách, khó khăn, gian khổ theo quy định của pháp luật.

2. Nhà nước bảo đảm điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho tổ chức thanh niên xung phong khi thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao.

3. Thanh niên xung phong được hưởng chế độ, chính sách trong và sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 22. Thế nào là thanh niên tình nguyện và Nhà nước có chính sách như thế nào đối với thanh niên tình nguyện?

Trả lời: Điều 23 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước đối với thanh niên tình nguyện như sau:

1. Thanh niên tình nguyện là thanh niên tự nguyện tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Nhà nước ban hành chính sách đối với thanh niên tình nguyện như sau:

- Tạo lập các kênh thông tin để thanh niên được tiếp cận và tham gia hoạt động tình nguyện;

- Xây dựng chương trình, dự án đưa thanh niên tình nguyện về làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo;

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.

Câu 23. Nhà nước có chính sách như thế nào đối với thanh niên có tài năng?

Trả lời: Điều 24 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước đối với thanh niên có tài năng cụ thể như sau:

- Nhà nước có chính sách phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ đối với thanh niên có tài năng.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện chính sách đối với thanh niên có tài năng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

Câu 24. Hà Nội có chính sách như thế nào về tuyển dụng nhân tài?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND về chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển thủ đô thì chính sách tuyển dụng và đãi ngộ nhân tài của Hà Nội cụ thể như sau:

1. Các đối tượng: Tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc các cơ sở đào tạo đại học ngành, chuyên ngành Thành phố đang có nhu cầu; Tiến sĩ có công trình, đề án khoa học và chuyên ngành đào tạo đáp ứng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô; Bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II; Giáo viên, giảng viên có thành tích huấn luyện học sinh, sinh viên đạt giải nhất, nhì trong các kỳ thi học sinh giỏi, sinh viên xuất sắc, thi tay nghề cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế; huấn luyện viên có thành tích huấn luyện vận động viên đoạt giải theo quy định tại khoản 5 Điều này; Vận động viên, văn nghệ sỹ đoạt huy chương vàng hoặc giải nhất tại các kỳ thi chuyên nghiệp quốc gia; huy chương vàng, huy chương bạc hoặc giải nhất, nhì tại các cuộc thi khu vực hoặc thế giới đáp ứng đủ các điều kiện quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức về tuyển dụng và đáp ứng vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị cần tuyển được hưởng chính sách đãi ngộ như sau:

- Được tiếp nhận hoặc xét đặc cách không qua thi tuyển;

- Được hưởng hỗ trợ đãi ngộ thu hút một lần bằng 20 (hai mươi) lần mức lương tối thiểu tại thời điểm được tuyển dụng, tiếp nhận;

- Sau 02 (hai) năm công tác kể từ thời điểm có quyết định tuyển dụng, được ưu tiên cử đi đào tạo sau đại học ở trong nước hoặc nước ngoài, được Thành phố hỗ trợ kinh phí như sau: Đào tạo sau đại học ở trong nước, bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II được hưởng kinh phí hỗ trợ đào tạo gồm: tiền học phí, tiền hỗ trợ hàng tháng đi học bằng 1,5 mức lương tối thiểu, hỗ trợ bảo vệ luận văn tốt nghiệp bằng 30 lần mức lương tối thiểu, luận án tốt nghiệp Tiến sĩ bằng 80 lần mức lương tối thiểu; đào tạo sau đại học ở nước ngoài được hỗ trợ kinh phí đào tạo nếu Thành phố có chương trình hợp tác cụ thể với nước ngoài hoặc được hỗ trợ hàng tháng thực học bằng 5 lần mức lương tối thiểu nếu đi học sau đại học không dùng ngân sách của Thành phố.

2. Các chuyên gia giỏi, nhà khoa học đầu ngành, nghệ nhân, người được trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, có sáng kiến, công trình, giải pháp mang tính đột phá được ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô được hưởng chính sách đãi ngộ như sau:

- Nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định được tiếp nhận hoặc xét đặc cách không qua thi tuyển vào công chức, viên chức được xếp ngạch bậc lương theo quy định của pháp luật;

- Được cung cấp thông tin liên quan đến công trình đề án và hỗ trợ kinh phí phục vụ nghiên cứu;

- Được hỗ trợ phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, nghiên cứu;

- Được trả thù lao theo hợp đồng thỏa thuận trên cơ sở số lượng, chất lượng, hiệu quả công việc. Trường hợp thỏa thuận mức chi trả đối với việc thực hiện công trình, dự án đặc biệt, đột xuất vượt dự toán ngân sách bố trí trong năm của Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố trước khi quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp gần nhất.

Câu 25. Hà Nội có chính sách tuyên dương, khen thưởng như thế nào đối với thủ khoa xuất sắc?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND về chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển thủ đô thì Hà Nội có chính sách khen thưởng đối với thủ khoa xuất sắc như sau:

- Thủ khoa xuất sắc là thủ khoa tốt nghiệp hệ chính quy, dài hạn tập trung tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học trên địa bàn Thành phố có đóng góp tích cực trong công tác Đoàn, công tác Hội sinh viên và phong trào Thanh niên được hội đồng xét chọn của cơ sở đào tạo đề nghị Thành phố tuyên dương, khen thưởng.

- Tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng Thủ khoa xuất sắc: Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức mỗi năm một lần vào dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

- Hình thức tuyên dương khen thưởng Thủ khoa xuất sắc: Tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố; Được ghi danh trong sổ vàng truyền thống của Thành phố; Được nhận phần thưởng bằng tiền hoặc hiện vật.

Câu 26. Nhà nước có chính sách như thế nào đối với thanh niên là người dân tộc thiểu số?

Trả lời: Điều 25 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước đối với thanh niên là người dân tộc thiểu số cụ thể như sau:

- Ưu tiên cho thanh niên là người dân tộc thiểu số về học tập, lao động, việc làm, khởi nghiệp, chăm sóc sức khỏe, thể dục, thể thao.

- Hỗ trợ thanh niên là người dân tộc thiểu số giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu.

- Ưu tiên lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng và đưa vào quy hoạch để tạo nguồn lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức là thanh niên người dân tộc thiểu số trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước.

- Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức ưu tiên tuyển dụng thanh niên là người dân tộc thiểu số.

Câu 27. Nhà nước có chính sách như thế nào đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi?

Trả lời: Điều 26 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi như sau:

1. Bảo đảm hoàn thành phổ cập giáo dục theo quy định của pháp luật.

2. Ưu tiên, tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với khả năng và lứa tuổi để phát triển toàn diện.

3. Đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với lứa tuổi.

4. Trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ trước nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần; bảo đảm các biện pháp hỗ trợ và can thiệp để thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được sống an toàn, lành mạnh.

5. Bảo đảm việc thực hiện các chính sách về hình sự, hành chính, dân sự theo quy định của pháp luật.

6. Ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

7. Khuyến khích tổ chức, cá nhân phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Câu 28. Việc thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo nguyên tắc nào?

Trả lời:

Theo Điều 13 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định về đối thoại đối với thanh niên, cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo nguyên tắc sau:

1. Các biện pháp phải bảo đảm thực hiện chính sách được quy định tại các Luật, Bộ luật.

2. Bảo đảm các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên công khai, minh bạch theo quy định pháp luật,

3. Không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo khi thực hiện các cơ chế, chính sách đối với thanh niên.

4. Nhà nước, chính quyền địa phương, gia đình và các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tạo điều kiện cho thanh niên phát triển toàn diện phù hợp với khả năng và lứa tuổi.

Câu 29. Việc phổ cập giáo dục cho thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 14 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định về đối thoại đối với thanh niên, cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc phổ cập giáo dục cho thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi được quy định như sau:

1.Biện pháp thực hiện chính sách về phổ cập giáo dục cho thanh niên từ đ16 đến dưới 18 tuổi:

+ Tuyên truyền, thông tin về chính sách phổ cập giáo dục để vận động thanh niên chưađược phổ cập tích cực tham gia học tập, phổ cập giáo dục;

+ Rà soát, thng kê, xây dựng kếhoạchtổchức phổ cập giáo dục cho thanh niên;

+ Theo dõi, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện phổ cập giáo dục cho thanh niên.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Phối hp với Trungương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phổ biến, tuyên truyền và vận động thanh niên, đặc biệt thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tham gia phổ cập giáo dục;

+ Phi hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phtrực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn, đônđốc, kiểm tra các địa phương và cơ sở giáo dục, cơ sgiáo dục nghnghiệp thực hiện việc phổ biến, tuyên truyn, vậnđộng, triển khai tchức phcập giáo dục cho thanh niên chưa hoàn thành phổ cập giáo dục.

3.y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

+ Phi hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sn Hồ Chí Minh thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền, vnđộng thanh niên chưa hoàn thành trung học cơ sở tích cực tham gia thực hiện phổ cập giáo dục;

+ Chđạo Ủy ban nhân dân các cấp định kỳ rà soát, thống kê slượng thanh niên chưa được phổ cập; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phcập giáo dục;

+ Chđộng bố trí ngân sách địa phương thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền, triển khai các hoạt động, chương trình, kế hoạch, tổ chức phổ cập giáo dục cho thanh niên, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo pháp luật ngân sách hiện hành.

4. Cơ sgiáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp

+ Các cơ sgiáo dục, cơ sgiáo dục nghề nghiệp phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và gia đình thông tin, Tuyên truyền, vận động cho thanh niên học tập, phổ cập giáo dục;

+ Btrí cơ svật cht, trường lớp, giáo viên và các điều kiện bo đảm tổ chc thực hiện phcậpgiáodục.

5. Gia đình có trách nhiệm tạo điu kiện vàbảo đm quyền cho thanh niên được học tập, phổ cập giáo dục.

6. Thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi chưa được phổ cập giáo dục cónghĩa vụ tham gia học tập hoàn thành phổ cập giáo dục.

Câu 30. Cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện về văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 15 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định về đối thoại đối với thanh niên, cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho thanh niên được quy định như sau:

1. Biện pháp thực hiện chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho thanh niên:

+ Xây dựng, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải tríphù hợp với xu thế, nhu cầu, sở thích của thanh niên và truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức của Việt Nam;

+ Lồng ghép các hoạt động văn hóa, thdục, thể thao với các sự kiện, ngày lễ, ngày hội, ngày truyền thống ca địa phương, cơ sgiáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đkhuyến khích, thu hút thanh niên tham gia.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội, Trungđoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch; tchức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải tríđể thanh niên được tiếp cận, tích cực tham gia gigìn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch theo dõi, đôn đốc, kim tra việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thdục, thể thao, vui chơi, giải trí cho thanh niên.

3. Ủy ban nhân dân tnh, thành phố trực thuộc trung ương

+ Chđạo Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng và tổ chức hoạtđộng văn hóa, thdục, ththao, vui chơi, giải trí cho thanh niên phát huy các loại hình văn hóa phù hợp truyền thống văn hóa, chuẩn mựcđạo đức, những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam; đồng thời đáp ứngđược nhu cu, sthích, phù hợp với khả năng và lứa tui. Khuyến khích, tạo điều kiện cho thanh niên giữ gìn và phát huy các loại hình văn hóa cổ truyền của dân tộc;

+ Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của thanh niên và thông tin về các hoạtđộng văn hóa, thdục, ththao, vui chơi, giải trí cho thanh niên tích cực tham gia.

4. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp

+ Phối hợp với các cơ sgiáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cáctổchức, đơn vị tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp vớiđặc đim tâm lý, sinh lý của thanh niên;

+ Khuyến khích, tạo điều kiện cho thanh niên không sinh hoạt trongcác cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệpđược tham gia các hoạt động văna, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí theo sở thích, nhu cầu ca bn thân.

5. Các cơ sgiáo dục, cơ sgiáo dục nghề nghiệp, cơ svăn hóa

+ Xây dựng kếhoạch, tchức các hoạt động văn hóa, thể dục, ththao, vui chơi, giải trí cho thanh niên tham gia theo năng khiếu, sthích, giới tính, lứa tui và sức khỏe. Thực hiện quyền tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, ththao, vui chơi, giải trí của thanh niên;

+ Xây dựng kế hoạch, đề xuất với cấp có thm quyền bố trí kinh phí và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác tổ chức các hoạtđộng văn hóa, thdục, ththao, vui chơi, giải trí cho thanh niên phù hợp pháp luật, truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội;

+ Phối hợp vi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tchức các hoạt động văn hóa, thể dục, ththao, vui chơi, giải trí đtuyên truyền, giáo dục lối sống văn hóa, chuẩn mực đạođức và thu hút thanh niên tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh;

+Quản lý và sử dụng cóhiệu quả cơsvật chất,đội ngũ quản lý, chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên phục vụ tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho thanh niên;

+ Bảo đảm an toàn cho thanh niên khi tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí;

+ Phát hiện,bồi dưỡngnăng khiếu cho thanh niên thông qua các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí.

6. Gia đình cótrách nhiệm định hướng, tạo điều kiện cho thanh niên tham gia các hoạt động văn hóa,thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí nhằm nâng cao sức khỏe, bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Câu 31. Nhà nước có cơ chế, chính sách và biện pháp như thế nào về đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi?

Trả lời: Điều 16 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định về đối thoại đối với thanh niên, cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì Nhà nước có cơ chế, chính sách và biện pháp về đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm đối với thanh niên như sau:

- Thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được: Cung cấp thông tin, xu hướng phát triển kỹ năng nghề, việc làm tương lai và thị trường lao động; Tham gia các buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm; Tham gia các cuộc thi phát triển kỹ năng nghề, thực hành nghề nghiệp gắn với việc làm.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đổi mới, thực hiện có hiệu quả việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của thanh niên và thị trường lao động trong từng giai đoạn; tổ chức và khuyến khích thanh niên tham gia các cuộc thi kỹ năng nghề.

- Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Tư vấn, hướng nghiệp; cung cấp thông tin, xu hướng việc làm, thị trường lao động để định hướng nghề nghiệp cho thanh niên; Được liên kết với các tổ chức, đơn vị khác để đào tạo, phát triển kỹ năng nghề, thực hành nghề nghiệp gắn với việc làm cho thanh niên theo quy định của pháp luật.

- Gia đình có trách nhiệm tìm hiểu thông tin nghề nghiệp, việc làm và thị trường lao động để tư vấn, định hướng cho thanh niên lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp khả năng, nguyện vọng và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

Câu 32. Nhà nước trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi như thế nào?

Trả lời:

Điều 17 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định về đối thoại đối với thanh niên, cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định Nhà nước trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần cho thanh niên như sau:

- Thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được: Trang bị kiến thức, kỹ năng và cung cấp thông tin tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, sức khỏe tâm thần và các bệnh xã hội khác; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục, phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác; Tuyên truyền, phổ biến và tiếp cận dịch vụ thân thiện về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục.

- Bộ Y tế đảm bảo cung cấp dịch vụ thân thiện về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho thanh niên.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế xây dựng, ban hành, hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục toàn diện và sức khỏe tâm thần trong các cơ sở giáo dục cấp học trung học phổ thông, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức, thực hiện hiệu quả việc trang bị kiến thức, kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần cho thanh niên; chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội khác.

- Các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ năng sống; cung cấp thông tin tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, sức khỏe tâm thần và các bệnh xã hội khác; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục, phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác; Kịp thời phát hiện những hành vi về bạo lực gia đình, bạo lực học đường và các tệ nạn khác để xử lý.

- Gia đình giáo dục, hướng dẫn, trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục để thanh niên tự bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần; được sống an toàn, lành mạnh.

Câu 33. Việc ưutiên giải quyết nhanh chóng các vviệc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 18 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ, thì việc ưutiên giải quyết nhanh chóng các vviệc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được quy định như sau:

- Bộ Công an phi hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, ràsoát, hướng dn giải quyết kịp thời các vụ việc gây tn hại về thcht và tinh thần ca thanh niên bảo đảm việc thực hiện các chính sách về hình sự, hành chính, dân sự cho thanh niên theo quyđịnh ca pháp luật.

- Các cơ sở giáo dục, cơ sgiáo dục nghề nghiệp hướng dẫn, lồng ghép các chương trình phbiến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trong việc thực hiện chính sách, pháp luật ca nhà nước. Khi phát hiện vụ việc gây tổn hại đến thể chất vàtinh thần ca thanh niên phải kịp thời tìm hiu, báo cáo nhanh chóng, đầy đủ cho các cơ quan, đơn vị liên quan đgiải quyết.

- Gia đình có trách nhiệm giáo dục, phổ biến cho thanh niên về chính sách, pháp luật của nhà nưc. Khiphát hiện vụ việc gây tn hại đến thể chất và tinh thần ca thanh niên phải kịp thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, giúp đthanh niên sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Câu 34. Nhà nước có những cơ chế, chính sách và biện pháp nào về phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ, thì Nhà nước có những cơ chế, chính sách và biện pháp sau về phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi:

1. Các cơ quan, tchức, đơn vị: Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng phát triển thanh niên cónăng khiếu,đặc biệt thanh niên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hi đảo.

2. Bộ Giáo dục vàĐào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sảnHồ Chí Minh theo dõi, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục, cơ sgiáo dục nghề nghiệp đánh giá, báo cáo việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cho thanh niên học sinh có năng khiếu.

3. Gia đình khuyến khích, định hưng, bồi dưng, chăm lo,tạo điều kiện phát trin năng khiếu cho thanh niên; phi hợp với cơ sở giáo dục có kế hoạch bồi dưỡng năng khiếu ca thanh niên.

Câu 35. Tổ chức thanh niên gồm những tổ chức nào? Tổ chức thanh niên có vai trò, trách nhiệm gì?

Trả lời:

1. Tổ chức thanh niên gồm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 27 Luật Thanh niên thì tổ chức thanh niên có vai trò, trách nhiệm sau:

- Tổ chức thanh niên có vai trò đoàn kết, tập hợp thanh niên, đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên; phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tổ chức thanh niên có trách nhiệm nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên để kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên, các cơ quan có liên quan trong việc tuyên truyền, giáo dục, thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên; tổ chức cho thanh niên tham gia phong trào vì lợi ích của cộng đồng, xã hội, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 36. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm như thế nào?

Trả lời: Điều 28 Luật Thanh niên quy định trách nhiệm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cụ thể như sau:

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên và tổ chức thanh niên; tổ chức hướng dẫn hoạt động của thiếu niên, nhi đồng, phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm giám sát và phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về thanh niên theo quy định của pháp luật; tổng hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của thanh niên đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm tham gia, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan trong quá trình xây dựng, tuyên truyền và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện các hoạt động đối ngoại thanh niên.

Câu 37. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?

Trả lời: Điều 29 Luật Thanh niên quy định Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam cụ thể như sau:

- Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên Việt Nam và tổ chức thanh niên nhằm đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Hội Sinh viên Việt Nam là tổ chức xã hội của sinh viên Việt Nam nhằm đoàn kết, tập hợp sinh viên Việt Nam cùng phấn đấu học tập, rèn luyện và cống hiến cho đất nước.

- Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về thanh niên theo quy định của pháp luật.

Câu 38. Nhà nước có chính sách như thế nào đối với tổ chức thanh niên?

Trả lời: Điều 30 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước đối với tổ chức thanh niên cụ thể như sau:

- Tạo điều kiện để tổ chức thanh niên tham gia xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

- Bảo đảm điều kiện để tổ chức thanh niên thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện để tổ chức thanh niên huy động thanh niên thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án khác.

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hoạt động giám sát, phản biện xã hội trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

Câu 39. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm như thế nào đối với thanh niên?

Trả lời: Điều 31 Luật Thanh niên quy định Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với thanh niên cụ thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch, chương trình thống nhất hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác tập hợp, đoàn kết, phát huy lực lượng thanh niên.

- Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện chương trình giám sát, phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên.

- Vận động thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên.

Câu 40. Tổ chức xã hội có trách nhiệm như thế nào đối với thanh niên?

Trả lời: Điều 32 Luật Thanh niên quy định trách nhiệm của tổ chức xã hội đối với thanh niên cụ thể như sau:

- Vận động thành viên của mình tạo điều kiện để thanh niên học tập, lao động, tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, phát triển thể lực, trí tuệ; bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.

- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên trong xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

- Phối hợp với tổ chức thanh niên chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên.

- Hỗ trợ các nguồn lực theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức xã hội nhằm phát triển thanh niên.

Câu 41. Tổ chức kinh tế có trách nhiệm như thế nào đối với thanh niên?

Trả lời: Điều 33 Luật Thanh niên quy định trách nhiệm của tổ chức kinh tế đối với thanh niên như sau:

- Bảo đảm môi trường, điều kiện làm việc an toàn; cung cấp đầy đủ kiến thức, thông tin về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động là thanh niên.

- Quan tâm chăm lo đời sống của người lao động là thanh niên; hỗ trợ để người lao động là thanh niên được học tập, tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

- Tạo điều kiện để tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành lập và hoạt động.

- Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; đào tạo nghề, nghiệp vụ, kỹ năng sống; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất về văn hóa, thể dục, thể thao cho thanh niên.

Câu 42. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm như thế nào đối với thanh niên?

Trả lời: Điều 34 Luật Thanh niên quy định Cơ sở giáo dục có trách nhiệm đối với Thanh niên như sau:

1. Giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống lành mạnh cho thanh niên.

2. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh; thực hiện các biện pháp phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho thanh niên.

3. Phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học; nâng cao năng lực tự học, kỹ năng thực hành; tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.

4. Tư vấn tâm lý về các vấn đề xã hội, tâm lý học đường; giáo dục kỹ năng sống, kiến thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới tính, kỹ năng phòng, chống các bệnh học đường và tệ nạn xã hội cho thanh niên.

5. Tạo điều kiện cho thanh niên tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí và các hoạt động ngoại khóa khác.

6. Tạo điều kiện để tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam thành lập và hoạt động.

Câu 43. Gia đình có trách nhiệm như thế nào đối với Thanh niên?

Trả lời: Điều 35 Luật Thanh niên quy định trách nhiệm của gia đình đối với thanh niên cụ thể như sau:

1. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên; quan tâm, giáo dục, động viên và tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.

2. Tôn trọng quyền của thanh niên trong hôn nhân và gia đình; giáo dục giới tính, bình đẳng giới và các kiến thức cần thiết về hôn nhân và gia đình.

3. Chăm lo, giáo dục thanh niên phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức, nhân cách; có nếp sống văn hóa lành mạnh, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

4. Rèn luyện kỹ năng sống cho thanh niên; giáo dục ý thức, kỷ luật lao động; tôn trọng, tạo điều kiện để thanh niên lựa chọn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm.

5. Định hướng, tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận các nguồn thông tin an toàn và bảo vệ thanh niên trên môi trường không gian mạng.