Tìm hiểu một số quy định về Luật Khám chữa bệnh năm 2023
(Luật số: 15/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc Hội
có hiệu lực thi hành ngày 01-01-2024)
Câu hỏi 1: Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là gì?
Trả lời:
- Tại Khoản 5 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnhlà văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
- Tại Khoản 7 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định: Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnhlà văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho cơ sở có đủ điều kiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của LuậtKhám bệnh, chữa bệnh.
Câu hỏi 2: Người bệnh không có thân nhân được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại Khoản 10 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định: Người bệnh không có thân nhânlà người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bệnh đang trong tình trạng cấp cứu không có giấy tờ tùy thân, không có thân nhân đi cùng, không có thông tin để liên lạc với thân nhân;
b) Người bệnh tại thời điểm vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và không có giấy tờ tùy thân, không có thân nhân đi cùng, không có thông tin để liên lạc với thân nhân;
c) Người bệnh đã xác định được danh tính nhưng tại thời điểm vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, không có thân nhân đi cùng, không có thông tin để liên lạc với thân nhân;
d) Trẻ em dưới 06 tháng tuổi bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Câu hỏi 3: Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
- Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Câu hỏi 4: Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là gì?
Trả lời:
Tại Điều 7 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh:
- Xâm phạm quyền của người bệnh.
- Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh, trừ trường hợp người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
- Khám bệnh, chữa bệnh mà không đáp ứng điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
- Khám bệnh, chữa bệnh không đúng phạm vi hành nghề hoặc phạm vi hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo huy động, điều động của cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
- Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài thời gian, địa điểm đã đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là đăng ký hành nghề), trừ trường hợp người hành nghề được khám bệnh, chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề theo quy định.
- Không tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật; áp dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn, sử dụng thiết bị y tế chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Có hành vi nhũng nhiễu trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi.
- Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh hoặc lập hồ sơ bệnh án giả hoặc lập hồ sơ bệnh án và các giấy tờ khống khác về kết quả khám bệnh, chữa bệnh.
- Người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp sau đây:
+ Bác sỹ y học cổ truyền, y sỹ y học cổ truyền, lương y bán thuốc cổ truyền;
+ Người có bài thuốc gia truyền bán thuốc theo bài thuốc gia truyền thuộc quyền sở hữu của mình đã được đăng ký.
- Sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, ma túy, thuốc lá tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc trong khi khám bệnh, chữa bệnh.
- Sử dụng hình thức mê tín, dị đoan trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Từ chối tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền, trừ trường hợp: Người hành nghề đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi, trừ trường hợp người đó tự nguyện; Người hành nghề thuộc nhóm nguy cơ cao đối với các bệnh dịch và trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Không có giấy phép hoạt động;
+ Đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động;
+ Không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
- Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn giấy phép hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.
- Lợi dụng hình ảnh, tư cách của người hành nghề để phát ngôn, tuyên truyền, khuyến khích người bệnh sử dụng phương pháp khám bệnh, chữa bệnh chưa được công nhận.
- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc phá hoại, hủy hoại tài sản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Ngăn cản người bệnh thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện bắt buộc chữa bệnh đối với người không thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh.
- Quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám bệnh, chữa bệnh.
- Đăng tải các thông tin mang tính quy kết về trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra sự cố y khoa mà chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
Câu hỏi 5: Hãy nêu các quyền của người bệnh?
Trả lời:
Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định về Quyền của người bệnh như sau:
- Quyền được khám bệnh, chữa bệnh:
+ Được thông tin, giải thích về tình trạng sức khỏe; phương pháp, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; được hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc, phòng ngừa tai biến.
+ Được khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp an toàn phù hợp với bệnh, tình trạng sức khỏe của mình và điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh:
+ Được tôn trọng về tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội.
+ Được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư mà người bệnh đã cung cấp cho người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp khai thác hồ sơ bệnh án đang trong quá trình điều trị, khai thác hồ sơ bệnh án đã hoàn thành quá trình điều trị và được chuyển lưu trữ.
+ Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, ngược đãi, lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
+ Không bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định.
- Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh:
+ Lựa chọn phương pháp khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra, trừ trường hợp người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật.
+ Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh.
- Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh:
+ Được đọc, xem, sao chụp, ghi chép hồ sơ bệnh án và cung cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định.
+ Được cung cấp và giải thích chi tiết về các khoản chi trả dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi có yêu cầu.
- Quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh và rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
+ Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình sau khi đã được người hành nghề tư vấn, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định.
+ Được rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định.
- Quyền kiến nghị và bồi thường:
+ Được kiến nghị về tồn tại, bất cập, khó khăn, vướng mắc và vấn đề khác trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
+ Được bồi thường khi xảy ra tai biến y khoa.
Câu hỏi 6: Việc thực hiện quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bệnh là người chưa thành niên và người bệnh không có thân nhân được quy định như thế nào ?
Trả lời:
Điều 15 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định việc thực hiện quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bệnh là người chưa thành niên và người bệnh không có thân nhân như sau:
- Trường hợp người bệnh là người thành niên và rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng trước đó đã có văn bản thể hiện nguyện vọng hợp pháp về khám bệnh, chữa bệnh của mình thì thực hiện theo nguyện vọng của người bệnh.
- Trường hợp người bệnh là người thành niên và rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng trước đó không có văn bản thể hiện nguyện vọng hợp pháp về khám bệnh, chữa bệnh của mình thì thực hiện như sau:
+ Nếu có người đại diện theo quy địnhthì thực hiện theo quyết định của người đại diện;
+ Nếu không có người đại diện theo quy địnhthì thực hiện theo quyết định của người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Trường hợp người bệnh là người chưa thành niên thì thực hiện như sau:
+ Nếu có người đại diện theo quy định tạithì thực hiện theo quyết định của người đại diện;
+ Nếu không có người đại diện theo quy định thì thực hiện theo quyết định của người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Câu hỏi 7: Hãy nêu nghĩa vụ của người bệnh?
Trả lời:
Điều 16, Điều 17, Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định về Nghĩa vụ của người bệnh như sau:
- Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: tôn trọng người hành nghề; không được đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh:
+ Cung cấp trung thực và chịu trách nhiệm về thông tin liên quan đến nhân thân, tình trạng sức khỏe của mình, hợp tác đầy đủ với người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
+ Chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề.
+ Chấp hành và yêu cầu thân nhân, người đến thăm mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
- Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh:
+ Người bệnh tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
+ Người bệnh không tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 8: Ai được phép khám bệnh, chữa bệnh?
Trả lời:
Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Cá nhân được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực;
+ Đã đăng ký hành nghề, trừ trường Người hành nghề được khám bệnh, chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề;
+ Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh;
+ Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
+ Không thuộc trường hợp các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
- Cá nhân được khám bệnh, chữa bệnh mà không cần đáp ứng điều kiện về việc có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực; đã đăng ký hành nghề, trừ trường Người hành nghề được khám bệnh, chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề; đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
+ Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, người đang trong thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề, người đang trong thời gian chờ cấp giấy phép hành nghề và chỉ được khám bệnh, chữa bệnh dưới sự giám sát của người hành nghề;
+ Nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản hoặc nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động và sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
+ Đối tượng huy động, điều động người tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp;
+ Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt, hợp tác đào tạo về y khoa có thực hành khám bệnh, chữa bệnh hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này mà không cần đáp ứng điều kiện về có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực và đã đăng ký hành nghề, trừ trường Người hành nghề được khám bệnh, chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề;
- Người tham gia cấp cứu tại cộng đồng mà không phải là cấp cứu viên ngoại viện thì không phải đáp ứng các điều kiện quy định về cá nhân được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.
Câu hỏi 9: Ai bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh?
Trả lời:
Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
- Đang trong thời gian thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
- Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
- Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Đang trong thời gian bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc bị hạn chế thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Câu hỏi 10: Các chức danh chuyên môn trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy phép hành nghề?
Trả lời:
Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:
- Bác sỹ;
- Y sỹ;
- Điều dưỡng;
- Hộ sinh;
- Kỹ thuật y;
- Dinh dưỡng lâm sàng;
- Cấp cứu viên ngoại viện;
- Tâm lý lâm sàng;
- Lương y;
- Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Chính phủ quy định chức danh chuyên môn và điều kiện cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn được bổ sung ngoài các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ sau khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phạm vi hành nghề đối với từng chức danh chuyên môn.
Câu hỏi 11: Giấy phép hành nghề có thời hạn bao nhiêu năm và có giá trị như thế nào ?
Trả lời:
Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định về Giấy phép hành nghề như sau:
- Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc.
- Giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm.
- Nội dung của giấy phép hành nghề bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
+ Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài;
+ Chức danh chuyên môn;
+ Phạm vi hành nghề;
+ Thời hạn của giấy phép hành nghề.
- Người đề nghị cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, trừ trường hợp do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề mà phải cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh.
- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định quy định mẫu giấy phép hành nghề.
Câu hỏi 12: Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định về thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề như sau:
- Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề được quy định như sau:
+ Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
+ Bộ Quốc phòng cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
+ Bộ Công an cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
+ Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề theo quy định, trừ các trường hợp đã nêu ở trên.
- Thẩm quyền đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề được quy định như sau:
+ Bộ Y tế đình chỉ hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc; thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
+ Bộ Quốc phòng đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
+ Bộ Công an đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
+ Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý; thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề thuộc thẩm quyền quản lý.
Câu hỏi 13: Việc thừa nhận giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 29 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định thừa nhận giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp như sau:
- Giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được xem xét thừa nhận khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là bên ký kết; giấy phép hành nghề được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài mà cơ quan, tổ chức đó được Bộ Y tế đánh giá để thừa nhận theo quy định;
+ Còn hiệu lực tại thời điểm đề nghị thừa nhận;
+ Có thông tin về chức danh chuyên môn và chức danh đó phải tương đương với một trong các chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề theo quy định.
- Thủ tục thừa nhận giấy phép hành nghề được quy định như sau:
+ Người có giấy phép hành nghề gửi hồ sơ đề nghị thừa nhận giấy phép hành nghề đến Bộ Y tế, bao gồm đơn đề nghị thừa nhận giấy phép hành nghề và bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã được cấp;
+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Y tế phải có văn bản trả lời về việc thừa nhận hoặc không thừa nhận giấy phép hành nghề;
+ Trường hợp cần xác minh đối với việc đào tạo ở nước ngoài của người hành nghề thì thời hạn thừa nhận là 30 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
- Nội dung đánh giá để thừa nhận cơ quan, tổ chức cấp phép hành nghề của nước ngoài bao gồm:
+ Đánh giá về hệ thống đào tạo;
+ Đánh giá về hệ thống, quy trình, thủ tục cấp giấy phép hành nghề và các quy định về chức danh, phạm vi hành nghề.
- Người có giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được thừa nhận tại Việt Nam không phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo quy định về thực hành khám bệnh, chữa bệnhvà không phải tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
Câu hỏi 14: Việc cấp mới giấy phép hành nghề được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định về việc cấp mới giấy phép hành nghề như sau:
- Cấp mới giấy phép hành nghề được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:Người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề; Người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề; Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp mới theo quy định của Chính phủ và cáctrường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
- Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng bao gồm:
+ Được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hoặc có giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được thừa nhận;
+ Có đủ sức khỏe để hành nghề;
+ Đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài theo quy định của Chính phủ;
+ Không thuộc một trong các trường hợp quy định tạiĐiều 20 của Luật nàyhoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền bao gồm:
+ Có giấy chứng nhận lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;
+ Đáp ứng điều kiện quy định về sức khỏe để hành nghề; năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài theo quy định của Chính phủ; không thuộc một trong các trường hợp quy định tạiĐiều 20 của Luật nàyhoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề;
+ Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định đối với từng chức danh chuyên môn tương ứng.
- Thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề được quy định như sau:
+ Người đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;
+ Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải cấp mới giấy phép hành nghề trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp mới giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp mới là 30 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
Câu hỏi 15: Việc cấp lại giấy phép hành nghề được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 31 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định về việc cấp lại giấy phép hành nghề như sau:
- Cấp lại giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
+ Giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng;
+ Thay đổi thông tin về họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài hoặc có sai sót thông tin về nội dung của giấy phép hành nghề.
+ Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp lại theo quy định của Chính phủ;
+ Giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;
+ Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
- Điều kiện cấp lại giấy phép hành nghề bao gồm:
+ Đã được cấp giấy phép hành nghề;
+ Đáp ứng các điều kiện phù hợp với nội dung đề nghị cấp lại;
+ Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
- Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề;
+ Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định về điều kiện cấp lại giấy phép hành nghề.
- Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề được quy định như sau:
+ Người đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;
+ Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải cấp lại giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp lại giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp lại là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
Câu hỏi 16: Việc gia hạn giấy phép hành nghề được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 32 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định về việc gia hạn giấy phép hành nghề như sau:
- Gia hạn giấy phép hành nghề áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề hết hạn.
- Điều kiện gia hạn giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng và lương y bao gồm:
+ Đáp ứng yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định;
+ Có đủ sức khỏe để hành nghề;
+ Phải thực hiện thủ tục gia hạn ít nhất 60 ngày trước thời điểm giấy phép hành nghề hết hạn, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
+ Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
- Điều kiện gia hạn giấy phép hành nghề đối với chức danh người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền bao gồm điều kiện quy định về đủ sức khỏe để hành nghề; phải thực hiện thủ tục gia hạn ít nhất 60 ngày trước thời điểm giấy phép hành nghề hết hạn, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ và không thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
- Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề bao gồm tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định về gia hạn giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng và lương y; về gia hạn giấy phép hành nghề đối với chức danh người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
- Thủ tục gia hạn giấy phép hành nghề được quy định như sau:
+ Người đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;
+ Trong thời gian kể từ khi nhận đủ hồ sơ đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm thực hiện việc gia hạn hoặc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do nếu không thực hiện việc gia hạn; trường hợp đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề mà không có văn bản trả lời thì giấy phép hành nghề tiếp tục có hiệu lực theo quy định;
+ Trường hợp cần xác minh việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục của người hành nghề theo chương trình do cơ quan, tổ chức nước ngoài thực hiện thì thời hạn gia hạn là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
Câu hỏi 17: Đình chỉ hành nghề được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 34 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định Đình chỉ hành nghề như sau:
- Người hành nghề bị đình chỉ hành nghề trong các trường hợp sau đây:
+ Bị Hội đồng chuyên môn xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải đình chỉ hành nghề nhưng chưa đến mức bị thu hồi giấy phép hành nghề;
+ Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận có vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhưng chưa đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề;
+ Không đủ sức khỏe để hành nghề.
- Tùy theo tính chất, mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe, người hành nghề bị đình chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.
- Sau khi bị đình chỉ hành nghề, tùy tính chất, mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật mà người hành nghề phải cập nhật kiến thức y khoa theo kết luận của Hội đồng chuyên môn.
Câu hỏi 18: Thu hồi giấy phép hành nghề được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định Thu hồi giấy phép hành nghề như sau:
- Giấy phép hành nghề bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
+ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định;
+ Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề;
+ Cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề;
+ Người hành nghề không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục, trừ trường hợp tham gia chương trình đào tạo chuyên khoa;
+ Người hành nghề thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề: Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật; Đang trong thời gian thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật; Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện; Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Người hành nghề bị Hội đồng chuyên môn xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề;
+ Người hành nghề lần thứ hai bị Hội đồng chuyên môn xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải đình chỉ hành nghề trong thời hạn của giấy phép hành nghề;
+ Người hành nghề lần thứ hai bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là có vi phạm đạo đức nghề nghiệp đến mức phải đình chỉ hành nghề trong thời hạn của giấy phép hành nghề;
+ Người hành nghề tự đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề;
+ Trường hợp khác do Chính phủ quy định sau khi đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Sau khi thu hồi giấy phép hành nghề, trường hợp muốn tiếp tục hành nghề, người hành nghề phải đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề theo quy định hoặc đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo quy định.
Câu hỏi 19: Nguyên tắc đăng ký hành nghề được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định Nguyên tắc đăng ký hành nghề như sau:
- Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Người hành nghề được đăng ký làm việc tại một hoặc nhiều vị trí chuyên môn sau đây trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải bảo đảm chất lượng công việc tại các vị trí được phân công:
+ Khám bệnh, chữa bệnh theo giấy phép hành nghề;
+ Phụ trách một bộ phận chuyên môn;
+ Chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Người hành nghề được khám bệnh, chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề trong các trường hợp sau đây:
+ Hoạt động cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cấp cứu viên ngoại viện;
+ Được cơ quan, người có thẩm quyền huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp;
+ Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt;
+ Khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong thời gian ngắn hạn;
+ Trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Câu hỏi 20: Quyền của người hành nghề được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 39, 40, 41, 42, 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định về các quyền của người hành nghề như sau:
- Quyền hành nghề:
+ Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng phạm vi hành nghề cho phép.
+ Được quyết định về việc chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh trong phạm vi hành nghề cho phép.
+ Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau nhưng phải tuân thủ quy định về đăng ký hành nghề của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
+ Được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh
- Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh: Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
+ Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
+ Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
+ Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
+ Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
+ Người bệnh, người đại diện của người bệnh theo quy định không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
- Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn:
+ Được đào tạo, phát triển năng lực chuyên môn.
+ Được cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.
+ Được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức pháp luật về y tế.
- Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa:
+ Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy định mà vẫn xảy ra sự cố y khoa.
+ Được đề nghị cơ quan, tổ chức, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra sự cố y khoa.
- Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
+ Được bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
+ Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng.
+ Được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nhưng phải báo cáo ngay với người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.
Câu hỏi 21: Nghĩa vụ của người hành nghề được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 44, 45, 46, 47 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định về các nghĩa vụ của người hành nghề như sau:
- Nghĩa vụ đối với người bệnh:
+ Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp; Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi; Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật; Người bệnh, người đại diện của người bệnh theo quy định không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
+ Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.
+ Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định.
+ Đổi xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.
+. Chỉ được yêu cầu người bệnh chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp:
+ Tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
+ Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.
+ Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
+ Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
+ Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin và trường hợp khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
+ Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối người bệnh hoặc vi phạm quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
- Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp:
+ Hợp tác với đồng nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh.
+ Tôn trọng danh dự và uy tín của đồng nghiệp.
- Nghĩa vụ đối với xã hội:
+ Tham gia cấp cứu, bảo vệ sức khỏe và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng;
+ Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề khác;
+ Chấp hành quyết định luân phiên có thời hạn của cơ quan quản lý trực tiếp; quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền về việc tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp, trừ các trường hợp sau đây: Người hành nghề đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi, trừ trường hợp người đó tự nguyện; Người hành nghề thuộc nhóm nguy cơ cao đối với các bệnh dịch và trường hợp khác theo quy định.
Câu hỏi 22: Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 49 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
- Bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hànhtrong quá trình hoạt động.
Câu hỏi 23: Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 50 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có một giấy phép hoạt động và không có thời hạn. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thêm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại địa điểm khác thì mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một giấy phép hoạt động riêng.
- Nội dung của giấy phép hoạt động bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
+ Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Hình thức tổ chức;
+ Địa chỉ hoạt động;
+ Phạm vi hoạt động chuyên môn;
+ Thời gian làm việc hằng ngày.
- Cơ sở đề nghị cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, trừ trường hợp do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động mà phải cấp mới, cấp lại, điều chỉnh.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cập nhật thông tin liên quan đến việc cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
- Chính phủ quy định chi tiết các trường hợp, điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định mẫu giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các điều kiện đặc thù đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu hỏi 24: Những cơ quan nào có thẩm quyền cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?
Trả lời:
Điều 51 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định thẩm quyền cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; đình chỉ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên phạm vi toàn quốc.
- Bộ Quốc phòng cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
- Bộ Công an cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
- Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ các trường hợp đã nêu ở trên; đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động trên địa bàn quản lý.
Câu hỏi 25: Cấp mới giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 52 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định Cấp mới giấy phép hoạt động như sau:
- Cấp mới giấy phép hoạt động được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thu hồi giấy phép hoạt động, trừ trường hợp quy định tạiđiểm d khoản 1 Điều 56 của Luật này;
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng thay đổi hình thức tổ chức hoặc địa điểm;
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng chia tách, hợp nhất, sáp nhập;
+ Trường hợp khác theo quy định.
- Điều kiện cấp mới giấy phép hoạt động bao gồm:
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật;
+ Có cơ cấu tổ chức phù hợp với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Có địa điểm hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó hạ tầng công nghệ thông tin phải bảo đảm kết nối với Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định;
+ Có đủ thiết bị y tế, phương tiện phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có người chịu trách nhiệm chuyên môn và mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có một người chịu trách nhiệm chuyên môn.
- Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động;
+ Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện quy định.
- Thủ tục cấp mới giấy phép hoạt động được quy định như sau:
+ Hồ sơ đề nghị cấp mới nộp cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;
+ Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm thẩm định. Thời hạn thẩm định không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Kết quả thẩm định phải được thể hiện bằng biên bản thẩm định, trong đó nêu rõ các nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có) và phải có chữ ký của các bên tham gia thẩm định, cơ sở được thẩm định;
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cấp mới giấy phép hoạt động; trường hợp cơ sở phải thực hiện các nội dung sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu nêu tại biên bản thẩm định thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cấp mới giấy phép hoạt động.
- Chính phủ quy định việc cấp mới giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu hỏi 26: Cấp lại giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 53 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định Cấp lại giấy phép hoạt động như sau:
- Cấp lại giấy phép hoạt động được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
+ Giấy phép hoạt động bị mất;
+ Giấy phép hoạt động bị hư hỏng;
+ Giấy phép hoạt động có sai sót thông tin.
- Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động;
+ Bản gốc giấy phép hoạt động, trừ trường hợp giấy phép hoạt động bị mất;
+ Tài liệu chứng minh đối với trường hợp giấy phép hoạt động có sai sót thông tin.
- Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động được quy định như sau:
+ Hồ sơ đề nghị cấp lại nộp cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;
+ Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm cấp lại giấy phép hoạt động. Trường hợp phải thẩm định thực tế tại cơ sở thì thực hiện theo thủ tục theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
- Chính phủ quy định việc cấp lại giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu hỏi 27: Những trường hợp nào phải điều chỉnh giấy phép hoạt động; điều kiện, hồ sơ và thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 54 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định:
- Điều chỉnh giấy phép hoạt động trong các trường hợp sau đây:
+ Thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn;
+ Thay đổi quy mô hoạt động;
+ Thay đổi thời gian làm việc;
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thay đổi địa điểm nhưng thay đổi tên, địa chỉ;
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ một phần hoạt động khi hết thời hạn đình chỉ mà không hoàn thành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ.
- Điều kiện điều chỉnh giấy phép hoạt động bao gồm:
+ Có giấy phép hoạt động đang còn hiệu lực;
+ Đáp ứng các điều kiện phù hợp với nội dung đề nghị điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
- Hồ sơ điều chỉnh giấy phép hoạt động bao gồm:
+ Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động;
+ Bản gốc giấy phép hoạt động và tài liệu chứng minh việc thay đổi theo quy định.
- Thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động được quy định như sau:
+ Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nộp cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;
+ Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm điều chỉnh giấy phép hoạt động. Trường hợp phải thẩm định thực tế tại cơ sở thì thực hiện theo thủ tục theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
- Chính phủ quy định việc điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu hỏi 27: Đình chỉ hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 55 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định đình chỉ hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động trong các trường hợp sau đây:
+ Xảy ra sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến mức phải đình chỉ hoạt động;
+ Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tạiĐiều 49 của Luật này;
+ Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tạikhoản 2 Điều 52 của Luật này.
- Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 24 tháng.
- Việc đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thời hạn đình chỉ phải căn cứ vào nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả của sự cố y khoa hoặc phần điều kiện hoạt động không còn bảo đảm.
- Trong thời hạn bị đình chỉ hoạt động, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã hoàn thành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ, cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động trở lại.
Câu hỏi 27: Trường hợp nào bị thu hồi giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 56 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định thu hồi giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động không đúng quy định;
- Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
- Giấy phép hoạt động được cấp không đúng thẩm quyền;
- Giấy phép hoạt động có sai sót thông tin;
- Cấp sai hình thức tổ chức, phạm vi hoạt động chuyên môn;
- Sau 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không hoạt động;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạm dừng hoạt động từ 24 tháng liên tục trở lên hoặc chấm dứt hoạt động;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ toàn bộ hoạt động khi hết thời hạn đình chỉ mà không hoàn thành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảm duy trì đầy đủ các điều kiện theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động.
Câu hỏi 28: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền gì ?
Trả lời:
Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
- Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
+ Vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, trừ trường hợp cấp cứu theo quy định.
+ Thuộc một trong các trường hợp khác theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
- Thu các khoản chi phí liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
- Hưởng chế độ ưu đãi khi thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
- Giao kết hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; giao kết hợp đồng với các tổ chức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm để khám bệnh, chữa bệnh.
- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
- Được tổ chức cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu của người bệnh, người đại diện của người bệnh.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được tham gia đấu thầu hoặc được Nhà nước đặt hàng cung cấp một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong danh mục dịch vụ sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm hoặc hỗ trợ một phần kinh phí.
Câu hỏi 28: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ gì ?
Trả lời:
Điều 60 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Tổ chức việc sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
- Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề thuộc thẩm quyền quản lý.
- Công khai thời gian làm việc và danh sách người hành nghề, thời gian làm việc của từng người hành nghề tại cơ sở.
- Niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch, vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu tại cơ sở và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
- Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
- Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.
- Tự đánh giá chất lượng và công khai kết quả đánh giá chất lượng theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
- Chấp hành quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
- Tổ chức lực lượng bảo vệ, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất để bảo đảm an ninh, trật tự phù hợp với hình thức tổ chức, quy mô của cơ sở; phối hợp với cơ quan công an có thẩm quyền trong việc tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thông báo cơ quan công an có thẩm quyền trên địa bàn để phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ người bệnh là người bị bạo lực, xâm hại.
- Giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp tình trạng bệnh và yêu cầu của người bệnh trong các trường hợp sau đây:
+ Tình trạng bệnh vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
+ Theo yêu cầu của người bệnh, người đại diện của người bệnh và được sự đồng ý của người hành nghề trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc người trực lâm sàng;
+ Tạm dừng hoặc bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hoạt động;
+ Gặp sự cố bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hiện việc tiếp nhận, điều trị cho người bệnh.
+ Tham gia các hoạt động y tế dự phòng theo quy định của pháp luật.
+ Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
Câu hỏi 29: Hãy nêu quy định về Hồ sơ bệnh án ?
Trả lời:
Điều 69 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định Hồ sơ bệnh án như sau:
- Người bệnh điều trị nội trú, điều trị ban ngày và điều trị ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được lập, cập nhật hồ sơ bệnh án.
Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý như nhau. Mẫu hồ sơ bệnh án và mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Hồ sơ bệnh án phải được lưu giữ và giữ bí mật theo quy định của pháp luật; trường hợp hồ sa bệnh án thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
- Việc khai thác hồ sơ bệnh án đang trong quá trình điều trị được thực hiện như sau:
+ Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề, người trực tiếp tham gia điều trị người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đọc nhưng chỉ được sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Người hành nghề của cơ sở khác được đọc, sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Việc khai thác hồ sơ bệnh án đã hoàn thành quá trình điều trị và được chuyển lưu trữ được thực hiện như sau:
+ Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư của người bệnh được tiếp cận, cung cấp hồ sơ bệnh án để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có liên quan;
+ Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Đại diện cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc, ghi chép hoặc đề nghị cấp bản sao phục vụ nhiệm vụ được giao khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh theo quy định được đọc, xem, sao chụp, ghi chép hồ sơ bệnh án và được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản;
+ Người đại diện của người bệnh quy theo định được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản.
- Các đối tượng khai thác hồ sơ bệnh án đang trong quá trình điều trị; khai thác hồ sơ bệnh án đã hoàn thành quá trình điều trị và được chuyển lưu trữ theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã đề nghị với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Câu hỏi 30: Quy định về tiếp nhận và xử lý đối với người bệnh không có thân nhân như thế nào?
Trả lời:
Điều 72 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định về tiếp nhận và xử lý đối với người bệnh không có thân nhân như sau:
- Khi tiếp nhận, thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh không có thân nhân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm kiểm kê, lập biên bản và lưu giữ tài sản của người bệnh.
- Trong thời gian 48 giờ kể từ khi tiếp nhận người bệnh mà vẫn không thể xác định được thân nhân của người bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
+ Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở để báo tìm thân nhân của người bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng;
+ Lập hồ sơ đề nghị tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về bảo trợ xã hội đối với trẻ em dưới 06 tháng tuổi bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Trường hợp người bệnh đã được điều trị ổn định mà vẫn không thể xác định được thân nhân và thuộc trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về bảo trợ xã hội.
- Trường hợp người bệnh tử vong, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm giải quyết theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh trong thời gian từ khi tiếp nhận đến khi hoàn thành thủ tục chuyển người bệnh đến cơ sở trợ giúp xã hội hoặc đến khi người bệnh tử vong.
- Chính phủ quy định việc chi trả chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng được quy định như trên và việc xử lý đối với người bệnh không có thân nhân là người nước ngoài.
Câu hỏi 31: Quy định về điều trị nội trú như thế nào?
Trả lời:
Điều 77 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định về Điều trị nội trú như sau:
- Điều trị nội trú được áp dụng đối với trường hợp người bệnh phải lưu lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chỉ định của người hành nghề.
- Tùy theo chuyên khoa và điều kiện hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức điều trị nội trú. Phòng khám đa khoa tư nhân tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo, phòng khám đa khoa khu vực của Nhà nước, nhà hộ sinh và trạm y tế xã được bố trí giường lưu để theo dõi và điều trị cho người bệnh nhưng tối đa không quá 72 giờ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
- Việc chuyển khoa được thực hiện như sau:
+ Trong trường hợp phát hiện việc khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh tại chuyên khoa khác phù hợp hơn với tình trạng bệnh của người bệnh;
+ Khoa chuyển người bệnh đi phải hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, chuyển người bệnh và hồ sơ bệnh án đến khoa mới.
+ Trường hợp chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới.
+ Trường hợp chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh đối với trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bệnh là người chưa thành niên và người bệnh không có thân nhân, người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Người bệnh được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Khi người bệnh đã khỏi bệnh hoặc tình trạng bệnh ổn định;
+ Có yêu cầu được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và có cam kết của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh đối với trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bệnh là người chưa thành niên.
- Khi người bệnh ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
+ Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án;
+ Hướng dẫn người bệnh về việc tự chăm sóc sức khỏe;
+ Chỉ định điều trị ngoại trú trong trường hợp cần thiết;
+ Quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
+ Cung cấp giấy ra viện cho người bệnh.
Câu hỏi 32: Những trường hợp nào bắt buộc chữa bệnh?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 82 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật này bao gồm:
- Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
- Người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 33: Có những hình thức khám sức khỏe nào?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 83 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định các hình thức khám sức khỏe bao gồm:
- Khám sức khỏe định kỳ;
- Khám sức khỏe để phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc;
- Khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;
- Khám sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp, công việc đặc thù;
- Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
- Khám sức khỏe theo yêu cầu;
- Hình thức khám sức khỏe khác.
Câu hỏi 34: Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận được quy định như thế nào tại Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Trả lời:
Điều 88 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận như sau:
- Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có quyền đề nghị khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận tại Việt Nam.
- Điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt quy định như sau:
+ Được thực hiện bởi người hành nghề hoặc người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt, hợp tác đào tạo về y khoa có thực hành khám bệnh, chữa bệnh hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định;
+ Được thực hiện bởi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tổ chức được phép hoạt động tại Việt Nam;
+ Có nguồn tài chính cho việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và miễn phí toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
+ Được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ.
- Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận quy định như sau:
+ Đáp ứng các yêu cầu để cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật này;
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải có nguồn tài chính cho việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và miễn phí toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động không vì mục đích lợi nhuận phải cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn; phần thu nhập hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia được sử dụng để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Việc cam kết phải được ghi nhận trong quyết định về thành lập hoặc chuyển đổi loại hình cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Câu hỏi 35: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào tại Luật khám bệnh, chữa bệnh?
Trả lời:
Điều 103 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh là loại hình bảo hiểm được sử dụng để chi trả chi phí bồi thường cho những thiệt hại do tai biến y khoa trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh xảy ra trong thời hạn bảo hiểm và chi phí khiếu kiện pháp lý liên quan tới tai biến y khoa đó, trừ trường hợp tai biến y khoa do người bệnh tự gây ra.
- Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chi trả chi phí bồi thường cho những thiệt hại nêu trên cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết.
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Câu hỏi 36: Tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được quy định như thế nào tại Luật khám bệnh, chữa bệnh?
Trả lời:
Điều 108 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định về tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước như sau:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; có trách nhiệm sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính theo quy định của pháp luật, phát huy tiềm năng, thế mạnh, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tự chủ được tự chủ trong quyết định về tổ chức và nhân sự, thực hiện nhiệm vụ, phát triển các hoạt động chuyên môn, các hoạt động khác phục vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tự chủ về tài chính theo quy định của pháp luật và các nội dung sau:
+ Quyết định nội dung thu, mức thu của các dịch vụ, hàng hóa liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, phục vụ người bệnh, thân nhân của người bệnh theo quy định của pháp luật, trừ dịch vụ, hàng hóa do Nhà nước định giá;
+ Quyết định sử dụng nguồn thu hợp pháp để đầu tư các dự án thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;
+ Quyết định nội dung chi và mức chi từ nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và thu sự nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với quy định của pháp luật và khả năng tài chính của cơ sở;
+ Quyết định sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật nhằm mục đích phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên tắc bảo toàn, phát triển; tiếp nhận, quản lý, khai thác, sử dụng các tài sản do tổ chức, cá nhân cho, tặng trên nguyên tắc công khai, minh bạch và không ràng buộc lợi ích giữa các bên để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh;
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên được quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không vượt quá giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tương ứng do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, trừ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hình thành từ hoạt động hợp tác theo hình thức đối tác công tư thực hiện theo quy định tạikhoản 7 và khoản 9 Điều 110 của Luật này.
Câu hỏi 37: Xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào tại Luật khám bệnh, chữa bệnh?
Trả lời:
Điều 109 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định về Xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tự chăm lo sức khỏe, phát hiện bệnh sớm cho thành viên trong tổ chức, gia đình và bản thân; tham gia cấp cứu, hỗ trợ giải quyết các trường hợp xảy ra tai nạn, thương tích tại cộng đồng và tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có sự huy động của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Nhà nước thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về xã hội hóa, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng, bền vững, hiệu quả, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người bệnh và cộng đồng; khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận; khuyến khích thành lập quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh.
- Hình thức thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
+ Đầu tư thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân;
+ Đầu tư theo phương thức đối tác công tư để thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế;
+ Thuê, cho thuê tài sản, dịch vụ lâm sàng, dịch vụ cận lâm sàng, dịch vụ phi y tế, dịch vụ nhà thuốc, quản lý vận hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Mua trả chậm, trả dần; thuê, mượn thiết bị y tế;
+ Tài trợ, viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
+ Hình thức khác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Việc thực hiện thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 38: Việc huy động, điều động người tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 115 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định huy động, điều động người tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp như sau:
- Cơ quan, người có thẩm quyền được huy động, điều động những người sau đây tham gia khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp mà không phải điều chỉnh hoặc cấp mới giấy phép hành nghề:
+ Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả người nước ngoài đang hành nghề tại Việt Nam;
+ Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp giấy phép hành nghề;
+ Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe; người thuộc đối tượng được cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa được cấp giấy phép hành nghề.
- Việc phân công nhiệm vụ cho các đối tượng nêu trên phải bảo đảm phù hợp đến mức tối đa với trình độ chuyên môn của người được huy động, điều động và an toàn cho người bệnh.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, người được huy động, điều động nêu trên không phải chịu trách nhiệm đối với tai biến y khoa khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, người hành nghề đã thực hiện đúng trách nhiệm chăm sóc, điều trị người bệnh và các quy định về chuyên môn kỹ thuật nhưng vẫn xảy ra tai biến y khoa đối với người bệnh;
+ Trường hợp cấp cứu nhung do thiếu phương tiện, thiết bị y tế, thuốc, thiếu người hành nghề mà không thể khắc phục được; trường hợp bệnh chưa có hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật để thực hiện dẫn đến xảy ra tai biến y khoa đối với người bệnh;
+ Trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khách quan khác dẫn đến xảy ra tai biến y khoa đối với người bệnh;
+ Trường hợp tai biến y khoa do người bệnh tự gây ra.
- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc huy động, điều động, phân công nhiệm vụ đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Câu hỏi 39: Việc huy động, điều động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 116 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định huy động, điều động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp như sau:
- Thành lập mới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước theo một trong các hình thức: Bệnh viện; Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; Nhà hộ sinh; Phòng khám; Phòng chẩn trị y học cổ truyền; Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng; Trạm y tế; Cơ sở cấp cứu ngoại viện; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; Hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ để thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp mà không cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của Luật này và không phải cấp mới giấy phép hoạt động.
- Khi được huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải điều chỉnh giấy phép hoạt động, kể cả trường hợp việc khám bệnh, chữa bệnh khác với phạm vi hoạt động chuyên môn.
Câu hỏi 40: Ai có thẩm quyền điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp?
Trả lời:
Điều 118 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định thẩm quyền điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp như sau:
- Bộ trưởng Bộ Y tế điều động nhân lực, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp trên phạm vi toàn quốc theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức, địa phương, trừ nhân lực, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Người đứng đầu các Bộ, ngành khác và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều động nhân lực thuộc thẩm quyền quản lý tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.