Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
160955

Hướng dẫn chăm sóc giai đoạn đầu đẻ nhánh và phòng trừ một số đối tượng gây hại trên cây lúa vụ mùa năm 2022.

Ngày 16/07/2022 10:32:11

Hướng dẫn chăm sóc giai đoạn đầu đẻ nhánh và phòng trừ một số đối tượng gây hại trên cây lúa vụ mùa năm 2022.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Thanh Hóa, sau đợt nắng nóng sẽ có mưa dông vài nơi … đây là điều kiện thuận lợi cho ốc bươu vàng, rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh nghẹt rễ phát triển và gây hại.

Qua điều tra thực tế đồng ruộng, hiện nay cây lúa đang ở giai đoạn cấy – bắt đầu đẻ nhánh. Đã xuất hiện một số dịch hại như: Sâu cuốn lá lứa 4 đang ở tuổi 4, nhộng. Dự báo sâu non lứa 5 dự kiến xuất hiện vào khoảng ngày 10 đến 15/7/2022; bên cạnh đó một số bệnh như: rầy nâu, bệnh nghẹt rễ, ốc biêu vàng phát triển và gây hại nhẹ. Để đảm bảo cho cây lúa mùa sinh trưởng và phát triển tốt UBND xã Cẩm Tâm đề nghị các thôn, HTX dịch vụ tổng hợp và nhân dân trong xã quan tâm thực hiện một số nội dung sau:

1.Tuyên truyền, khuyến cáo các đối tượng gây hại trong giai đoạn tới đến bà con nhân dân, xã viên; tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các đối tượng gây hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời; Đôn đốc và kiểm tra nông dân về việc phòng trừ bệnh nghẹt rễ, sâu cuốn lá và các dịch hại khác.

2.Hướng dẫn bà con nhân dân:Chăm sóc lúa giai đoạn bén rễ hồi xanh - đẻ nhánh. Tiến hành bón thúc đẻ nhánh sớm, sau cấy 2-3 ngày giúp cây lúa tập trung đẻ nhánh hữu hiệu. Nên áp dụng quy trình dùng phân tổng hợp NPK (chuyên thúc) để bón cho cây lúa, hạn chế dùng phân đơn. Nếu bắt buộc bón phân đơn nên bón với lượng: đối với lúa thuần bón 6 – 7 kg đạm ure và 2 – 3 kg kali clorua; lúa lai bón 8 – 9 kg đạm ure và 2 – 3 kg kali clorua.

Lưu ý:Để mực nước trong ruộng 2 – 3 cm, không cho nước vào ra để tránh thất thoát dinh dưỡng.

3.Hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ cụ thể như sau:

3.1. Đối với bệnh nghẹt rễ:

Bước 1: Khi phát hiện lúa bị bệnh vàng lá cần ngừng ngay việc bón phân đạm, phân NPK.

Bước 2: Rút nước ra khỏi ruộng để khô 2-3 ngày (nứt chân chim), sau đó đưa nước trở lại ruộng. Đối với những ruộng không rút được nước, tiến hành cào sục bùn.

Bước 3: Bón bổ sung phân lân dễ tiêu hoặc phân chuồng hoai mục. Có thể bón bổ sung thêm phân bón qua lá (Ưu tiên các loại phân có hàm lượng các nguyên tố vi lượng cao như Atonik 1.8SL, Poly-feed, Humic, K-humate, Song mã, TS96, Seewead...)

Bước 4:Sau khi xử lý 7-10 ngày, nhổ khóm lúa lên thấy có rễ trắng mới ra, tiến hành bón thúc và chăm sóc bình thường.

3.2. Đối với ốc bươu vàng:

* Biện pháp canh tác và thủ công:

-Tổ chức bắt, tiêu diệt ốc trên mương dẫn nước, trước khi đưa nước và ruộng.

-Đặt lưới, phên tre chặn mương nước vào ruộng, ngăn ốc xâm nhập và bắt ốc dễ dàng. Nên đặt lưới sớm ngay từ đầu vụ đến khi thu hoạch.

-Bắt ốc và ổ trứng bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nên bắt ốc sớm và liên tục từ lúc cấy đến 2, 3 tuần sau.

-Đánh rảnh thoát nước (25 x 5 cm) cách nhau 10 - 15m, sử dụng thức ăn như lá khoai, rau muống... dẫn dụ ốc tập trung đến ăn để dễ thu gom bằng tay.

-Cắm các cọc tre, sậy ở những chỗ ngập nước, mương kênh tưới để thu hút ốc đến đẻ trứng và thu gom dễ dàng.

-Dùng vôi để trừ ốc bươu vàng và giúp cải tạo đất, liều dùng 25 kg/sào 500m2. Có thể xử lý vôi kết hợp với lân vào giai đoạn bón lót.

* Biện pháp hóa học:

-Khi mật độ ốc bươu vàng là 3 con/m2, nên khuyến cáo bà con nhân dân xử dụng một số loại thuốc như: OCRAI, NP Snailicide 7000 WP, DIOTO 250EC, Moi oc 6GR, Awar 700WP, Osbuvang 80 Wp.. hoặc loại thuốc có hoạt chất Niclosamide để phun trừ.

3.3. Đối với sâu cuốn lá:

Dự kiến sâu non lứa 4 sẽ phát sinh, phát triển và gây hại vào khoảng 10 – 15/7. Chỉ phun trừ khi có mật độ>50 con/m2đối với giai đoạn đẻ nhánh, >20 con/m2đối với giai đoạn đòng trổ, hiệu quả nhất khi sâu ở tuổi 1 đến tuổi 2,bằng một trong số loại thuốc đặc hiệu như: Padan 95 SP, Patox 95SP, Regent800WG, Clever 150 SC, Ammate 150 SC…

Không phun thuốc khi chưa đến ngưỡng để bảo vệ thiên địch; Có thể kết hợp thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh (nếu ruộng lúa đang bị bệnh) để phun trừ.

3.4. Rầy nâu, rầu lưng trắng:

Rầy nâu, rầy lưng trắng là loại côn trùng chích hút, gây hại nguy hiểm cho cây lúa. Cả rầy non và trưởng thành dùng miệng chích vào cây lúa để hút nhựa, làm cho cây vàng, úa, còi cọc, chết khô (gọi là hiện tượng cháy rầy), lúc đầu là từng đám, sau cháy cả vạt, có thể lan rộng ra cả ruộng và cả cánh đồng nếu không phòng trừ kịp thời. Rầy lứa 4 ra rộ từ đầu - giữa tháng 6, gây hại trên mạ mùa sớm. Lứa này mật độ thấp, không gây hại lớn chỉ tích luỹ mật độ cho lứa sau.

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện và xử lý rầy khi có mật số cao. Chỉ phun thuốc khi mật độ rầy đến ngưỡng 1200 – 1500 con/m2. Phòng trừ bằng cách sử dụng luân phiên một số loại thuốc hóa học sau: thuốc có

hoạtchất:Acetamiprid,Imidacloprid,Pymetrozine,Buprofezin,

Cholorantraniliprole 35%... (như:Chees 50SC, Apta 300WP, Sutin 50SC, Chatot 600WG, Conphai 10WP, Prevathon 5SC ...)

Chú ý: Phun thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”, sử dụng thuốc theo hưỡng dẫn trên bao bì và thu gom bao bì sau sử dụng vào đúng nơi quy định.

Trong tình hình hiện nay công tác điều tra nhằm phát hiện sớm để quản lý sâu bệnh là điều kiện quyết định đến năng suất cây trồng. UBND xã đề nghị các ông trưởng thôn, HTX DVNN, các đồng chí chỉ đạo các thôn, quan tâm hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt các nội dung trên.

Hướng dẫn chăm sóc giai đoạn đầu đẻ nhánh và phòng trừ một số đối tượng gây hại trên cây lúa vụ mùa năm 2022.

Đăng lúc: 16/07/2022 10:32:11 (GMT+7)

Hướng dẫn chăm sóc giai đoạn đầu đẻ nhánh và phòng trừ một số đối tượng gây hại trên cây lúa vụ mùa năm 2022.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Thanh Hóa, sau đợt nắng nóng sẽ có mưa dông vài nơi … đây là điều kiện thuận lợi cho ốc bươu vàng, rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh nghẹt rễ phát triển và gây hại.

Qua điều tra thực tế đồng ruộng, hiện nay cây lúa đang ở giai đoạn cấy – bắt đầu đẻ nhánh. Đã xuất hiện một số dịch hại như: Sâu cuốn lá lứa 4 đang ở tuổi 4, nhộng. Dự báo sâu non lứa 5 dự kiến xuất hiện vào khoảng ngày 10 đến 15/7/2022; bên cạnh đó một số bệnh như: rầy nâu, bệnh nghẹt rễ, ốc biêu vàng phát triển và gây hại nhẹ. Để đảm bảo cho cây lúa mùa sinh trưởng và phát triển tốt UBND xã Cẩm Tâm đề nghị các thôn, HTX dịch vụ tổng hợp và nhân dân trong xã quan tâm thực hiện một số nội dung sau:

1.Tuyên truyền, khuyến cáo các đối tượng gây hại trong giai đoạn tới đến bà con nhân dân, xã viên; tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các đối tượng gây hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời; Đôn đốc và kiểm tra nông dân về việc phòng trừ bệnh nghẹt rễ, sâu cuốn lá và các dịch hại khác.

2.Hướng dẫn bà con nhân dân:Chăm sóc lúa giai đoạn bén rễ hồi xanh - đẻ nhánh. Tiến hành bón thúc đẻ nhánh sớm, sau cấy 2-3 ngày giúp cây lúa tập trung đẻ nhánh hữu hiệu. Nên áp dụng quy trình dùng phân tổng hợp NPK (chuyên thúc) để bón cho cây lúa, hạn chế dùng phân đơn. Nếu bắt buộc bón phân đơn nên bón với lượng: đối với lúa thuần bón 6 – 7 kg đạm ure và 2 – 3 kg kali clorua; lúa lai bón 8 – 9 kg đạm ure và 2 – 3 kg kali clorua.

Lưu ý:Để mực nước trong ruộng 2 – 3 cm, không cho nước vào ra để tránh thất thoát dinh dưỡng.

3.Hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ cụ thể như sau:

3.1. Đối với bệnh nghẹt rễ:

Bước 1: Khi phát hiện lúa bị bệnh vàng lá cần ngừng ngay việc bón phân đạm, phân NPK.

Bước 2: Rút nước ra khỏi ruộng để khô 2-3 ngày (nứt chân chim), sau đó đưa nước trở lại ruộng. Đối với những ruộng không rút được nước, tiến hành cào sục bùn.

Bước 3: Bón bổ sung phân lân dễ tiêu hoặc phân chuồng hoai mục. Có thể bón bổ sung thêm phân bón qua lá (Ưu tiên các loại phân có hàm lượng các nguyên tố vi lượng cao như Atonik 1.8SL, Poly-feed, Humic, K-humate, Song mã, TS96, Seewead...)

Bước 4:Sau khi xử lý 7-10 ngày, nhổ khóm lúa lên thấy có rễ trắng mới ra, tiến hành bón thúc và chăm sóc bình thường.

3.2. Đối với ốc bươu vàng:

* Biện pháp canh tác và thủ công:

-Tổ chức bắt, tiêu diệt ốc trên mương dẫn nước, trước khi đưa nước và ruộng.

-Đặt lưới, phên tre chặn mương nước vào ruộng, ngăn ốc xâm nhập và bắt ốc dễ dàng. Nên đặt lưới sớm ngay từ đầu vụ đến khi thu hoạch.

-Bắt ốc và ổ trứng bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nên bắt ốc sớm và liên tục từ lúc cấy đến 2, 3 tuần sau.

-Đánh rảnh thoát nước (25 x 5 cm) cách nhau 10 - 15m, sử dụng thức ăn như lá khoai, rau muống... dẫn dụ ốc tập trung đến ăn để dễ thu gom bằng tay.

-Cắm các cọc tre, sậy ở những chỗ ngập nước, mương kênh tưới để thu hút ốc đến đẻ trứng và thu gom dễ dàng.

-Dùng vôi để trừ ốc bươu vàng và giúp cải tạo đất, liều dùng 25 kg/sào 500m2. Có thể xử lý vôi kết hợp với lân vào giai đoạn bón lót.

* Biện pháp hóa học:

-Khi mật độ ốc bươu vàng là 3 con/m2, nên khuyến cáo bà con nhân dân xử dụng một số loại thuốc như: OCRAI, NP Snailicide 7000 WP, DIOTO 250EC, Moi oc 6GR, Awar 700WP, Osbuvang 80 Wp.. hoặc loại thuốc có hoạt chất Niclosamide để phun trừ.

3.3. Đối với sâu cuốn lá:

Dự kiến sâu non lứa 4 sẽ phát sinh, phát triển và gây hại vào khoảng 10 – 15/7. Chỉ phun trừ khi có mật độ>50 con/m2đối với giai đoạn đẻ nhánh, >20 con/m2đối với giai đoạn đòng trổ, hiệu quả nhất khi sâu ở tuổi 1 đến tuổi 2,bằng một trong số loại thuốc đặc hiệu như: Padan 95 SP, Patox 95SP, Regent800WG, Clever 150 SC, Ammate 150 SC…

Không phun thuốc khi chưa đến ngưỡng để bảo vệ thiên địch; Có thể kết hợp thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh (nếu ruộng lúa đang bị bệnh) để phun trừ.

3.4. Rầy nâu, rầu lưng trắng:

Rầy nâu, rầy lưng trắng là loại côn trùng chích hút, gây hại nguy hiểm cho cây lúa. Cả rầy non và trưởng thành dùng miệng chích vào cây lúa để hút nhựa, làm cho cây vàng, úa, còi cọc, chết khô (gọi là hiện tượng cháy rầy), lúc đầu là từng đám, sau cháy cả vạt, có thể lan rộng ra cả ruộng và cả cánh đồng nếu không phòng trừ kịp thời. Rầy lứa 4 ra rộ từ đầu - giữa tháng 6, gây hại trên mạ mùa sớm. Lứa này mật độ thấp, không gây hại lớn chỉ tích luỹ mật độ cho lứa sau.

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện và xử lý rầy khi có mật số cao. Chỉ phun thuốc khi mật độ rầy đến ngưỡng 1200 – 1500 con/m2. Phòng trừ bằng cách sử dụng luân phiên một số loại thuốc hóa học sau: thuốc có

hoạtchất:Acetamiprid,Imidacloprid,Pymetrozine,Buprofezin,

Cholorantraniliprole 35%... (như:Chees 50SC, Apta 300WP, Sutin 50SC, Chatot 600WG, Conphai 10WP, Prevathon 5SC ...)

Chú ý: Phun thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”, sử dụng thuốc theo hưỡng dẫn trên bao bì và thu gom bao bì sau sử dụng vào đúng nơi quy định.

Trong tình hình hiện nay công tác điều tra nhằm phát hiện sớm để quản lý sâu bệnh là điều kiện quyết định đến năng suất cây trồng. UBND xã đề nghị các ông trưởng thôn, HTX DVNN, các đồng chí chỉ đạo các thôn, quan tâm hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt các nội dung trên.