Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
160955

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC Ở TRÂU, BÒ

Ngày 05/05/2022 13:56:04

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC Ở TRÂU, BÒ

I. Quy định về hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP.
Điều kiện hỗ trợ:

Các hộ sản xuất bị thiệt hại được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

1. Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.

2. Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản (theo Mẫu số 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có).

3. Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

4. Thời điểm xảy ra thiệt hại:

b) Đối với dịch bệnh: Trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết dịch. Trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên (chưa đủ điều kiện công bố dịch) cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan thì thời điểm xảy ra thiệt hại là khoảng thời gian từ khi phát sinh ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch.

II. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực thú y:

Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.

7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch;

Triệu chứng, bệnh tích của bệnh Viêm da nổi cục

Trâu, bò mắc bệnh thường có những dấu hiệu sau đây: Sốt cao, có thể trên 41°C, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu; giảm năng suất sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú; viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt; sưng hạch bạch huyết bề mặt; hình thành các nốt sần có đường kính từ 2 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt.

Điều trị:

Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò là bệnh do virut gây ra. Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Hiện nay đã có Vác xin phòng bệnh.

· Các biện pháp thực hiện trong thời gian tới

- Tổ chức tiêm phòng đồng loaṭ bằng vắc xin Viêm da nổi cuc̣ cho toàn bô ̣ đàn trâu , bò thuộc diện tiêm phòng.

- Thông báo tới các hộ buôn bán, kinh doanh giết mổ trâu, bò trong toàn huyện “ Tạm dừng việc kinh doanh, buôn bán, giết mổ trâu, bò kể từ 0h ngày 30/3/2021” cho đến khi ủy ban nhân dân huyện có thông báo bằng văn bản thì các cơ sở mới được buôn bán kinh doanh, giết mổ trâu bò.

- Chủ động thực hiện việc vệ sinh cơ học, tiêu độc, phun thuốc sát trùng, vôi bột để sát trùng chuồng trại, khu vực nuôi; sử dụng thêm các loại hóa chất để diệt các loại ruồi, muỗi, ve, mòng, …

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định; rà soát, tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng , Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục trâu, bò; khuyến cáo người chăn nuôi tiêm các loại thuốc trị ký sinh trùng, bổ sung thêm B-Complex, vitamin, muối khoáng để nâng cao sức đề kháng cho đàn trâu, bò.

IV. Giá tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt

Thực hiện tiêm phòng bắt buộc các đối tượng gia súc, gia cầm sau:

- Trâu, bò:

+ Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng và lở mồm long móng: 42.000 đồng/con.

+ Tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục: 44.000 đồng/con

- Chó, mèo: tiêm vắc xin phòng dại: 22.000 đồng/con

- Lợn: Tiêm tụ dấu, dịch tả: 16.000 đồng/con.

- Gia cầm: Tiêm vắc xin cúm gia cầm H5N1: 1.500 đồng/con.

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC Ở TRÂU, BÒ

Đăng lúc: 05/05/2022 13:56:04 (GMT+7)

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC Ở TRÂU, BÒ

I. Quy định về hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP.
Điều kiện hỗ trợ:

Các hộ sản xuất bị thiệt hại được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

1. Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.

2. Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản (theo Mẫu số 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có).

3. Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

4. Thời điểm xảy ra thiệt hại:

b) Đối với dịch bệnh: Trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết dịch. Trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên (chưa đủ điều kiện công bố dịch) cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan thì thời điểm xảy ra thiệt hại là khoảng thời gian từ khi phát sinh ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch.

II. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực thú y:

Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.

7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch;

Triệu chứng, bệnh tích của bệnh Viêm da nổi cục

Trâu, bò mắc bệnh thường có những dấu hiệu sau đây: Sốt cao, có thể trên 41°C, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu; giảm năng suất sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú; viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt; sưng hạch bạch huyết bề mặt; hình thành các nốt sần có đường kính từ 2 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt.

Điều trị:

Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò là bệnh do virut gây ra. Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Hiện nay đã có Vác xin phòng bệnh.

· Các biện pháp thực hiện trong thời gian tới

- Tổ chức tiêm phòng đồng loaṭ bằng vắc xin Viêm da nổi cuc̣ cho toàn bô ̣ đàn trâu , bò thuộc diện tiêm phòng.

- Thông báo tới các hộ buôn bán, kinh doanh giết mổ trâu, bò trong toàn huyện “ Tạm dừng việc kinh doanh, buôn bán, giết mổ trâu, bò kể từ 0h ngày 30/3/2021” cho đến khi ủy ban nhân dân huyện có thông báo bằng văn bản thì các cơ sở mới được buôn bán kinh doanh, giết mổ trâu bò.

- Chủ động thực hiện việc vệ sinh cơ học, tiêu độc, phun thuốc sát trùng, vôi bột để sát trùng chuồng trại, khu vực nuôi; sử dụng thêm các loại hóa chất để diệt các loại ruồi, muỗi, ve, mòng, …

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định; rà soát, tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng , Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục trâu, bò; khuyến cáo người chăn nuôi tiêm các loại thuốc trị ký sinh trùng, bổ sung thêm B-Complex, vitamin, muối khoáng để nâng cao sức đề kháng cho đàn trâu, bò.

IV. Giá tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt

Thực hiện tiêm phòng bắt buộc các đối tượng gia súc, gia cầm sau:

- Trâu, bò:

+ Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng và lở mồm long móng: 42.000 đồng/con.

+ Tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục: 44.000 đồng/con

- Chó, mèo: tiêm vắc xin phòng dại: 22.000 đồng/con

- Lợn: Tiêm tụ dấu, dịch tả: 16.000 đồng/con.

- Gia cầm: Tiêm vắc xin cúm gia cầm H5N1: 1.500 đồng/con.